Để phục vụ cho nhu cầu đi lại cũng như phục vụ vận chuyển mà những loại phương tiện khác nhau đã được phát minh. Để dễ dàng và thuận tiện hơn cho việc quản lý các loại phương tiện tham gia giao thông, nhà nước đã phân thành nhiều loại khác nhau. Trong số đó, xe thô sơ là một trong các phương tiện phổ biến nhất hiện nay. Vậy xe thô sơ là gì? Quy định của pháp luật về sử dụng xe thô sơ như thế nào?
Định nghĩa xe thô sơ
Xe thô sơ chính là những loại phương tiện đơn giản tham gia giao thông và không sử dụng bất kỳ một loại động cơ nào. Chúng được di chuyển nhờ vào sức người hoặc động vật.
Ngày nay, các loại xe thô sơ phổ biến được nhiều người sử dụng chính là xe đạp, xe đạp điện, xe xích lô, xe ba bánh, xe lăn dùng cho người khuyết tật, …
Điều kiện tham gia giao thông bằng xe thô sơ
Điều kiện xe thô sơ
Căn cứ theo các quy định tại Điều 56 của Luật Giao thông đường bộ 2008, để được tham gia giao thông đường bộ thì xe thô sơ phải đáp ứng những điều kiện như sau:
“ 1.Khi tham gia giao thông, xe thô sơ phải đảm đảm điều kiện an toàn giao thông đường bộ.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể điều kiện, phạm vi hoạt động của xe thô sơ tại địa phương mình.”
Bên cạnh đó, khi tham gia giao thông đường bộ, người điều khiển xe thô sơ còn phải bắt buộc tuân thủ một số quy định như sau:
- Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng (Khoản 2 Điều 13 Luật giao thông đường bộ);
- Xe thô sơ có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h không được đi vào đường cao tốc, trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc (Khoản 4 Điều 26 Luật giao thông đường bộ);
- Người điều khiển xe thô sơ trong hầm đường bộ phải bật đèn; phải bật đèn hoặc có vật phát sáng báo hiệu; Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định (Điều 27 Luật giao thông đường bộ);
- Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người (khoản 1 Điều 31 Luật giao thông đường bộ);
- Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách (khoản 2 Điều 31 Luật giao thông đường bộ);
- Người điều khiển xe thô sơ khác phải cho xe đi hàng một, nơi có phần đường dành cho xe thô sơ thì phải đi đúng phần đường quy định; khi đi ban đêm phải có báo hiệu ở phía trước và phía sau xe. Người điều khiển xe súc vật kéo phải có biện pháp bảo đảm vệ sinh trên đường (khoản 3 Điều 31 Luật giao thông đường bộ);
- Hàng hóa xếp trên xe thô sơ phải bảo đảm an toàn, không gây cản trở giao thông và che khuất tầm nhìn của người điều khiển (khoản 4 Điều 31 Luật giao thông đường bộ).
Điều kiện người điều khiển xe thô sơ
Một khi xe thô sơ được phép sử dụng một cách hợp pháp để tham gia giao thông đường bộ thì cùng với đó, người điều khiển xe thô sơ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện đúng theo quy định tại Điều 63 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:
“ 1. Có sức khỏe bảo đảm điều khiển xe an toàn.
2. Hiểu biết quy tắc giao thông đường bộ.”
Cụ thể như sau:
Theo Khoản 1, Điều 63, Luật giao thông đường bộ năm 2008 có quy định cụ thể về điều kiện liên quan đến sức khỏe của người điều khiển xe thô sơ khi tham gia giao thông như sau: “Có sức khỏe bảo đảm điều khiển xe an toàn”.
Điều kiện an toàn là đảm bảo đủ sức khỏe để điều khiển xe thô sơ khi tham gia giao thông. Tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe khi tham gia giao thông được Căn cứ theo Phụ lục số 1, Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT ngày 21 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế Và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khỏe cho người lái xe.
Theo đó, người điều khiển xe thô sơ bao gồm các loại xe như xe đạp , xe đạp điện, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe xích lô, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự bắt buộc phải nắm rõ tất tần tật những quy tắc tham gia giao thông như sau:
Căn cứ theo Điều 9, Luật giao thông đường bộ 2008,
“1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
2. Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.”
Căn cứ theo Điều 11 Luật giao thông đường bộ, người điều khiển xe thô sơ cũng cần phải chấp hành báo hiệu đường bộ như sau:
“1. Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.
2. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
3. Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời.
4. Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.
Những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường thì phải giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn.”
Điều 15 Luật an toàn giao thông đường bộ quy định về việc chuyển hướng xe như sau:
“1. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.
2. Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.
3. Trong khu dân cư, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng chỉ được quay đầu xe ở nơi đường giao nhau và nơi có biển báo cho phép quay đầu xe.
4. Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất.”
Như vậy, khi tham gia giao thông trên đường, xe thô sơ phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu và tiêu chuẩn dành cho người điều khiển xe cũng như điều kiện sử dụng xe thô sơ theo đúng quy định pháp luật. Trường hợp không thực hiện đúng hoặc thực hiện không đầy đủ đều sẽ bị xử lý theo quy định.
Xe thô sơ vi phạm bị phạt thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe thô sơ vi phạm sẽ phải chịu mức xử phạt như sau:
“ 1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe không có đăng ký, không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải đăng ký và gắn biển số).
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có hệ thống hãm hoặc có nhưng không có tác dụng;
b) Điều khiển xe thô sơ chở khách, chở hàng không bảo đảm tiêu chuẩn về tiện nghi và vệ sinh theo quy định của địa phương.”
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp lời giải đáp cho bạn đọc về thắc mắc xe thô sơ là gì? Với những chia sẻ trên, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn loại xe này, đồng thời tuân thủ đúng những quy định khi tham gia giao thông trên đường.