Trách nhiệm là một yếu tố quan trọng trong phẩm chất của con người. Vậy trách nhiệm là gì? Đâu là biểu hiện của người sống có trách nhiệm? Hay trách nhiệm trong pháp lý là gì? Trong bài viết lần này, ohay.info sẽ cung cấp tới bạn đọc một số thông tin liên quan tới trách nhiệm. Đón đọc nhé!

Trách nhiệm là gì?

Định nghĩa trách nhiệm

Trong tiếng Anh, trách nhiệm có nghĩa là Responsibility. Hiện nay, có nhiều định nghĩa về trách nhiệm. Hiểu đơn giản nhất thì trách nhiệm chính là việc mỗi cá nhân khi làm điều gì đó cần có ý thức đối với việc mình thực hiện. Trách nhiệm có thể là một gánh nặng đối với con người. Tuy nhiên nó lại đóng vai trò khiến chúng ta được phát triển và hoàn thiện tích cực hơn. Những người sống có trách nhiệm sẽ luôn nhận được sự tôn trọng từ người khác và dễ đạt được thành công trong cuộc sống.

Ví dụ, trách nhiệm là khi bạn làm sai và biết nhận lỗi, biết sửa lỗi; trách nhiệm là việc bạn không làm bố mẹ phải phiền muộn, buồn lòng. Hay khi bạn tham gia giao thông đúng luật, vứt rác đúng nơi quy định, không tham gia vào tệ nạn xã hội v.v… cũng có nghĩa là bạn đang sống có trách nhiệm đối với xã hội. Trách nhiệm không phải là những điều gì đó quá lớn lao, đôi khi chỉ cần thể hiện qua những suy nghĩ, hành động nhỏ  trong cuộc sống của chúng ta mà thôi.

Định nghĩa trách nhiệm là gì?

Phân loại trách nhiệm

Trách nhiệm của mỗi cá nhân sẽ có sự khác nhau tùy vào hoàn cảnh và trường hợp cụ thể. Trong đó có 3 loại trách nhiệm chính mà bất kỳ cá nhân nào cũng cần biết đó là:

Trách nhiệm gồm những loại nào?
  • Trách nhiệm chủ động: có thể hiểu là việc thực hiện các trách nhiệm của mình 1 cách tự giác, xuất phát từ chính ý thức, suy nghĩ bên trong con người. Thực hiện trách nhiệm chủ động nghĩa là bạn đã nhận thức được bản thân mình đã làm gì, cần làm gì và cần đưa ra quyết định như thế nào. Với loại trách nhiệm này, bạn sẽ luôn sẵn sàng gánh chịu những hậu quả gây ra.
  • Trách nhiệm thụ động: là việc thực hiện trách nhiệm nhưng có sự tác động từ yếu tố bên ngoài, mà không xuất phát từ mong muốn, ý thức bên trong. Có thể hiểu như việc bạn bè, đồng nghiệp, bố mẹ khuyên răn, khuyến khích,… bạn làm điều gì đó để thực hiện trách nhiệm của mình.
  • Trách nhiệm giả tạo: loại này chủ yếu là chỉ thực hiện trách nhiệm ở vẻ bề ngoài, còn phía bên trong thì hoàn toàn không mong muốn, còn nhiều vướng mắc, nhưng vẫn phải thực hiện trách nhiệm vì lý do nào đó.

Tại sao cần sống có trách nhiệm?

Việc sống có trách nhiệm hay không sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến cá nhân chúng ta cả trong công việc lẫn cuộc sống thường ngày. Thậm chí ảnh hưởng đến người khác và xã hội.

Trong công việc

Thúc đẩy bản thân đạt được mục tiêu

Bạn đã có mục tiêu trong tay, nhưng không tránh khỏi việc cảm thấy chán nản và lại bỏ cuộc trên hành trình chinh phục mục tiêu đấy. Chắc hẳn khi đứng trước khó khăn, thử thách bạn sẽ cần một chất xúc tác để tiếp tục hoàn thành chặng đường còn lại và tìm ra phương án giải quyết tốt nhất. Tinh thần trách nhiệm chính đòn bẩy mạnh mẽ lúc này. Người có trách nhiệm sẽ biết lên kế hoạch rõ ràng, đặt ra các thứ tự cần ưu tiên và bám sát mục tiêu. Sự trì hoãn và hưởng thụ hoàn toàn không xuất hiện ở trong kế hoạch của họ.

Sống có trách nhiệm sẽ thúc đẩy bản thân đạt được các mục tiêu

Nhận được sự tin tưởng

Người có trách nhiệm luôn cố gắng đảm bảo mọi nhiệm vụ được hoàn thành xuất sắc, dù đó là nhiệm vụ nhỏ nhất. Từ luôn có mặt ở văn phòng làm việc, buổi họp, buổi hẹn đúng giờ đến việc kiên trì đi theo đúng tiến độ công việc. Họ coi các hành động ấy chỉ như việc đơn giản và là thói quen. Bởi vậy, người xung quanh sẽ dành cho họ  sự tín nhiệm cao và không ngần ngại để họ  phụ trách những nhiệm vụ hoặc dự án lớn.

Xem Thêm:   Nghiệp Quật Là Gì? Nguồn Gốc Của Dịch Trong Phật Giáo Nên Biết

Các mối quan hệ lâu dài vốn được xây dựng trên cơ sở sự tin tưởng. Vì vậy, trở thành người có trách nhiệm chính là cách để xây dựng thêm nhiều mối quan hệ chất lượng và bền vững. Đặc biệt, một nhà quản trị sẽ nhận được sự tôn trọng và yêu quý từ nhân viên của họ nhiều hơn nếu người đó thể hiện tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.

Ảnh hưởng tích cực đến đồng đội, tổ chức 

Ảnh hưởng tích cực đến đồng đội và tổ chức của bạn

Mỗi cá nhân làm việc có trách nhiệm thì năng suất và hiệu quả làm việc của một tổ chức, doanh nghiệp cũng sẽ được nâng cao. Khi các nhân viên lan tỏa tinh thần trách nhiệm với nhau, tập thể sẽ trở nên vững mạnh, nâng cao tinh thần và cùng nhau chinh phục được nhiều mục tiêu.

Không enen cho rằng bạn chỉ cần tập trung vào mục tiêu của mình và xem việc cống hiến trách nhiệm trong các hoạt động chung là không cần thiết. Như vậy là bạn đã nhận thức sai về “trách nhiệm” cũng như ý thức làm việc nhóm. Những đồng nghiệp xung quanh sẽ khó lòng đánh giá cao bạn và điều này có thể ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp.

Trong cuộc sống thường ngày

Không chỉ ở trong công việc, trong cuộc sống thường nhật bạn cũng cần có trách nhiệm. Bạn sẽ cần có trách nhiệm với bản thân, gia đình và cả bên ngoài xã hội.

Trách nhiệm với bản thân

Sống có trách nhiệm với bản thân là điều mà ai cũng cần thực hiện. Các bạn sẽ cần cố gắng không ngừng để đạt được những điều mình mong muốn, tích lũy kinh nghiệm để phục vụ cho hiện tại và tương lai.

Vì khi bản thân đã phát triển tốt, bạn sẽ luôn phải đối mặt với những gì bạn đã làm, thậm chí là những sai lầm. Việc sống có trách nhiệm với bản thân chính là đòn bẩy để các bạn thành công, tạo nên những giá trị ý nghĩa cho cuộc sống.

Sống có trách nhiệm với bản thân là tiền đề của mọi thứ

Trách nhiệm với gia đình

Gia đình là nơi con người sinh ra, lớn lên, họ là những người luôn ở bên cạnh, đồng hành với sự phát triển của mỗi người. Trách nhiệm với gia đình ở đây đơn giản  là khiến cho mọi người vui vẻ, không lo âu, muộn phiền, làm tròn chữ hiếu. Trách nhiệm còn là việc chăm sóc, phụng dưỡng hay chu cấp cho gia đình.

Trách nhiệm với xã hội

Xã hội là nơi mà con người có thể  tồn tại và phát triển toàn diện. Việc sống có trách nhiệm đối với xã hội thể hiện ở việc các bạn tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, tuân thủ pháp luật, không làm điều sai trái gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Khi bạn sống có trách nhiệm với xã hội nghĩa là bạn đã góp 1 phần vào việc tạo nên xã hội tốt đẹp hơn.

Corporate Social Responsibility (CSR) - Types and Business Benefits
Sống có trách nhiệm với xã hội

Biểu hiện của cá nhân sống có trách nhiệm

Dưới đây là các biểu hiện cho thấy một người sống và làm việc có trách nhiệm.

Biết chịu trách nhiệm trong mọi việc

Một số người sống có trách nhiệm sẽ biết vì người khác và luôn đặt lợi ích tập thể lên hàng đầu. Họ tự ý thức rằng kết quả của hành động mà họ làm có thể ảnh hưởng đến một tập thể. Họ luôn cảm thấy hạnh phúc sau khi hoàn thành xong công việc rồi sau đó mới nghỉ ngơi. Với họ, không tồn tại khái niệm trì hoãn trong từ điển sống, mà thay vào đó là thái độ của một người có trách nhiệm.

Nếu ai đó lưỡng lự khi giao việc cho bạn, nghĩa là có thể họ thấy không tin tưởng bạn, thấy bạn thờ ơ với trách nhiệm công việc. Nếu đang nghĩ: “trách nhiệm này thật nhỏ bé, nhàm chán… và nếu có trách nhiệm lớn hơn, khó hơn thì mình sẽ đón nhận nó một cách nghiêm túc” thì đây là suy nghĩ của những người thiếu trách nhiệm. Họ chỉ làm những việc có trách nhiệm đối với các công việc mang tính chất mới lạ, thách thức, và khi tính chất đó không còn nữa thì sự trách nhiệm cũng dần mất đi.

Xem Thêm:   Thế hệ Z, Gen Z, Generation Z Là Gì? 10 Xu Thế Của Thế Hệ Z Mới Nhất

Biết coi trọng thời gian

Đây là một biểu hiệu cho thấy bạn là người có quy tắc và sống có trách nhiệm. Đó là khi bạn biết cách quản lý thời gian – một trong những khía cạnh quan trọng nhất trong cuộc sống mà ai cũng phải biết.

Nếu bạn không biết coi trọng thời gian, là người có xu hướng lãng phí thời gian, dùng thời gian của mình làm những việc vô bổ thì sẽ khiến bạn trở thành một người dễ dàng thất bại. Bạn sẽ trở nên lười biếng, lề mề, trì hoãn, hiệu quả công việc không cao.

Biết coi trọng thời gian

Không than thở và viện cớ

Than thở là biểu hiện của người sống thiếu trách nhiệm. Bạn thường xuyên than thở về công việc, về thời tiết, về mọi thứ… và thường đổ lỗi cho bất kỳ cái gì khác. Những người có trách nhiệm thay vì than thở sẽ tự mình tìm ra giải pháp khắc phục.

Bên cạnh đó,  những cá nhân sống có trách nhiệm cũng thường không viện cớ, không có xu hướng đổ lỗi lên các yếu tố bên ngoài và không lấy chúng làm lý do ngụy biện cho lỗi sai của mình. Bạn không chủ động đi làm sớm rồi đổ lỗi cho tắc đường, bạn bị điểm kém do bạn không chịu chăm chỉ học tập rồi đổ lỗi cho thầy cô không biết dạy học. Ngừng viện cớ, viện lý do chính là một trong những biểu hiện khiến cho bạn trở thành người trách nhiệm hơn.

Lập kế hoạch cho mọi thứ

Những người có trách nhiệm sẽ không làm việc một cách bốc đồng và không có kế hoạch cụ thể. Họ sẽ luôn cân nhắc mọi vấn đề và lập kế hoạch cụ thể. Họ hiểu được rằng, chỉ cần bản thân mắc phải một sai lầm nhỏ thì cũng có thể kéo theo vô vàn  rắc rối khác, khó có thể sửa chữa lại được. Và những rắc rối đó có thể ảnh hưởng xấu đến bản thân và tập thể.

coal point Which one how to set a plan Periodic accessories adjective
Lên kế hoạch cho mọi thứ là biểu hiện người có trách nhiệm

Biết cách tập trung

Tập trung để  hoàn thiện công việc cách tốt nhất giúp mang lại hiệu quả cao hơn. Người biết cách tập trung học tập, làm việc luôn mong muốn sự hoàn mỹ, không muốn bản thân phạm phải những sai sót dù nhỏ nhất để tránh ảnh hưởng đến những công việc liên quan.

Tôn trọng sự cố gắng của người khác

Nhiều người khi gặp người giỏi hơn mình thì nảy sinh lòng đố kỵ. Tuy nhiên, nếu bạn là người có trách nhiệm với công việc thì bạn nên công nhận sự cố gắng và thành quả của người đó. Bạn cũng nên học hỏi kinh nghiệm từ người đó để phát triển bản thân, làm việc hiệu quả hơn.

Thừa nhận sai trái

Người sống có trách nhiệm sẽ biết cách “tận dụng” sai lầm của mình để phát triển và hoàn thiện bản thân. Việc này không chỉ biến sai lầm của mình thành bài học đáng quý mà nó còn mang tính bước ngoặt giúp bạn không mắc lại những lỗi như vậy nữa. Một người có trách nhiệm sẽ không ngần ngại thừa nhận lỗi sai của mình và coi đó là kinh nghiệm đáng quý.

Trách nhiệm pháp lý là gì?

Bên cạnh khái niệm trách nhiệm trong cuộc sống thường ngày. Bạn cũng cần hiểu thêm về khái niệm trách nhiệm pháp lý

Khái niệm trách nhiệm pháp lý

Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi do Nhà nước áp dụng với các cá nhân hoặc tổ chức vi phạm pháp luật. Theo đó cá nhân hay tổ chức vi phạm pháp luật phải chịu những chế tài đã được quy định tại phần chế tài của quy phạm pháp luật.

Hiểu đơn giản, trách nhiệm pháp lý chính là trách nhiệm mà các chủ thể vi phạm pháp luật phải gánh chịu.

Trách nhiệm pháp lý là gì?

Các loại trách nhiệm pháp lý

Tùy theo tính chất, mức độ của hành vi VPPL mà cá nhân, tổ chức vi phạm phải gánh chịu những trách nhiệm pháp lý khác nhau như:

Xem Thêm:   Đất Thổ Cư Là Gì? Lưu Ý Những Gì Khi Đầu Tư Đất Thổ Cư?

Trách nhiệm hình sự

Là hậu quả pháp lý bất lợi của việc phạm tội, được thể hiện bằng việc áp dụng với người phạm tội một hay nhiều biện pháp cưỡng chế của Nhà nước do luật hình sự quy định.

Trách nhiệm hình sự là một dạng của trách nhiệm pháp lý, là trách nhiệm của con người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã được quy định trong PLHS bằng một hậu quả bất lợi do Tòa án áp dụng tùy vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mà cá nhân, tổ chức đó thực hiện.

Trách nhiệm hình sự là một dạng của trách nhiệm pháp lý, trong đó bao gồm nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu TNHS (trách nhiệm hình sự, chịu bị kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế của TNHS (hình phạt, biện pháp tư pháp), mang án tích.

Trách nhiệm dân sự

Là loại trách nhiệm pháp lý mang tính tài sản được áp dụng với đối tượng vi phạm pháp luật dân sự nhằm bù đắp về tổn thất vật chất và tinh thần cho người bị hại.

Trách nhiệm hành chính

Là loại trách nhiệm pháp lý đặt ra đối với những cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính. Hay nói cách khác là trách nhiệm thi hành nghĩa vụ do pháp luật hành chính đã quy định và trách nhiệm phát sinh vì vi phạm nghĩa vụ đó.

Trách nhiệm hành chính gồm khiển trách, cảnh cáo, phạt tiền, hạ lương, cách chức, buộc thôi việc,…

Trách nhiệm kỷ luật

Là trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với các cán bộ, công chức, viên chức do vi phạm kỷ luật, do vi phạm quy tắc hay nghĩa vụ trong hoạt động công vụ. Hay do vi phạm pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

So sánh các loại trách nhiệm pháp lý

So sánh điểm giống và khác nhau giữa 4 loại trách nhiệm phạm lý sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn các khái niệm nay

Giống nhau

Đều là hậu quả bất lợi do Nhà nước áp dụng với các cá nhân, tổ chức vi phạm PL. Theo đó cá nhân và tổ chức vi phạm phải chịu những chế tài đã được quy định tại phần chế tài của quy phạm pháp luật.

Khác nhau

Tiêu chí Trách nhiệm hình sự Trách nhiệm dân sự Trách nhiệm hành chính Trách nhiệm kỷ luật
 

 

Khái niệm

Là trách nhiệm pháp lý áp dụng với các cá nhân, pháp nhân thương mại vi phạm PL phải chịu những hậu quả pháp lý bất lợi đối với hành vi phạm tội của mình Là trách nhiệm pháp lý mang tính tài sản, áp dụng đối với người vi phạm PL dân sự nhằm bù đắp về tổn thất vật chất và tinh thần cho người bị hại. Là trách nhiệm pháp lý đặt ra với các cá nhân hoặc tổ chức vi phạm hành chính. Hay nói cách khác là trách nhiệm thi hành nghĩa vụ do PL hành chính quy định về trách nhiệm phát sinh vì vi phạm nghĩa vụ đó. Là trách nhiệm pháp lý áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức vì vi phạm kỷ luật, vi phạm quy tắc hoặc nghĩa vụ trong các hoạt động công vụ hoặc vi phạm PL nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Chủ thể áp dụng Nhà nước Nhà nước Nhà nước Thủ trưởng, cơ quan đơn vị hoặc xí nghiệp
 

Chủ thể bị áp dụng

Cá nhân, pháp nhân, thương mại có hành vi vi phạm PL hình sự bị coi là tội phạm theo quy định của luật hìh sự. Áp dụng với chủ thể vi phạm PL dân sự Các chủ thể trong trách nhiệm hành chính là Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm PL hành chính. Cá nhân thực hiện hành vi vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm PL khác mà theo quy định phải chịu trách nhiệm kỷ luật.
 

 

Mục đích

Trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội, giáo dục họ ý thức tuân theo PL và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa phạm tội mới,… Buộc người có hành vi vi phạm PL vào nghĩa vụ bồi thường cho người tổn hại do hành vi đó gây ra, nhằm khắc phục các tổn thất đã gây ra. Xử lý vi phạm hành chính, loại trừ các vi phạm pháp luật, ổn định trật tự quản lí ở các lĩnh vực quản lý lý hành chính nhà nước. Đảm bảo trật tự nội bộ cho cơ quan, tổ chức
 

Các hình thức xử lý

– Phạt chính

– Phạt bổ sung

– Các biện pháp khắc phục

– Bồi thường thiệt hại

– Các biện pháp khắc phục

– Cảnh cáo

– Phạt tiền

– Khiển trách

– Cảnh cáo

– Hạ bậc lương

– Hạ ngạch lương

– Cắt chức

– Buộc thôi việc

Trình tự áp dụng Được áp dụng theo trình tự tư pháp Được áp dụng theo trình tự tư tư pháp Là trình tự hành chính

Lời kết

Ohay.info vừa chia sẻ thông tin chi tiết về trách nhiệm là gì? Cách trở thành người sống có trách nhiệm. Cùng với đó là kiến thức về trách nhiệm pháp lý, so sánh các loại trách nhiệm pháp lý để bạn đọc hiểu rõ hơn về khái niệm này. Chúc bạn từng bước từng bước trở thành cá nhân có trách nhiệm và một phần tử có ích cho xã hội.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *