Kinh doanh thương mại đang là một trong những ngành “hot” được khá nhiều bạn trẻ quan tâm, đặc biệt là học sinh, sinh viên. Ngành này rất phù hợp với những bạn đam mê công việc kinh doanh, thích trải nghiệm thực tế và tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Vậy bạn đã hiểu kinh doanh thương mại là gì chưa? Những điều cần biết khi lựa chọn học ngành này? Hãy để chúng tôi giải đáp tất cả thắc mắc của bạn nhé!

Kinh Doanh Thương Mại Là Gì? 

Kinh doanh thương mại trong tiếng anh thường được gọi là Commercial Business. Đây là ngành thuộc khối ngành kinh tế và ngành này đào tạo các kiến thức và kỹ năng chuyên sâu liên quan trực tiếp đến các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Kinh doanh thương mại là ngành thiên về kỹ năng thực tế và phân tích, tính toán.

Cụ thể, khi lựa chọn học ngành Kinh doanh thương mại bạn sẽ đào tạo các kiến thức chuyên sâu về hoạt động kinh doanh, bán hàng, nghiệp vụ bán hàng, quản lý bán hàng, marketing, nghiên cứu thị trường, xuất – nhập kho, học về các hoạt động chiêu thị, PR, lập kế hoạch kinh doanh, phân tích tài chính.

Kinh doanh thương mại (Commercial Business) là gì?

Bên cạnh đó, bạn còn được tạo điều kiện tiếp cận những kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp trong tương lai như khả năng giải quyết các vấn đề thực tế của các doanh nghiệp thương mại, cách tổ chức seminar, kỹ năng làm việc nhóm, làm việc online, kỹ năng điều hành và quản lý các dự án thương mại, sàng lọc thông tin.

Cách Phân Biệt Ngành Kinh Doanh Thương Mại Với Quản Trị Kinh Doanh

Ngành Kinh doanh thương mại và Quản trị kinh doanh là gì?

Trước hết, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu sơ lược về khái niệm của 2 ngành học này nhé. Kinh doanh thương mại được biết đến như một ngành gắn liền với hoạt động  khảo sát hàng, bán hàng, quản lý kho, xuất – nhập kho. Ngành này được định hướng đào tạo cho sinh viên nhiều kỹ năng thực tế phù hợp với nhiều công việc khác nhau như như: quản trị bán lẻ, quản trị bán hàng, những phương thức bán hàng hiệu quả. Người làm việc trong môi trường Kinh doanh thương mại phải có năng lực tổ chức, điều phối bán lẻ và quản trị lực lượng bán hàng. Quan trọng hơn là bạn cần phải có kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng, hành vi mua hàng để từ đó tổ chức các hoạt động bán hàng hiệu quả, từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh doanh của công ty, doanh nghiệp. 

Xem Thêm:   Nguyễn Đình Chiểu Là Ai? Đôi Nét Về Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Sáng Tác Văn Thơ
Ngành Kinh doanh thương mại và Quản trị kinh doanh là gì?

Còn Quản trị kinh doanh được hiểu thông qua việc thực hiện các hành vi quản trị quá trình kinh doanh (nhân sự, tài chính, sản xuất,…) để doanh nghiệp có thể duy trì và phát triển công việc kinh doanh. Các hành vi đó bao gồm việc đo lường, cân nhắc, tạo ra hệ thống, quy trình và tối đa hóa “hiệu suất” các hoạt động kinh doanh và quản lý nó một cách hiệu quả bằng quá trình tư duy và ra quyết định của nhà quản lý. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên thể làm ở nhiều vị trí từ Phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, quản lý, điều hành ở các công ty, thậm chí là các tập đoàn trong và ngoài nước.

Ngành Kinh doanh thương mại và Quản trị kinh doanh học những gì?

Nắm bắt nhu cầu ngày một tăng cao của thị trường lao động, sinh viên theo học ngành Kinh doanh thương mại và Quản trị kinh doanh tại các trường đại học sẽ được đào tạo theo các lộ trình và định hướng khác nhau.

Đối với ngành Kinh doanh thương mại, các trường đại học sẽ tập trung trang bị cho các bạn sinh viên những kiến thức về hoạt động bán hàng, quản trị bán lẻ, xuất – nhập kho. Bên cạnh đó, các bạn còn được tạo điều kiện tiếp xúc với môi trường thực tế thông qua việc trang bị các kỹ năng như hoạt động bán hàng, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nghiên cứu thị trường, hoạt động chiêu thị, PR, marketing, lập kế hoạch kinh doanh, nghiệp vụ bán hàng, Phân tích tài chính,…

Xem Thêm:   Gà đá đòn độc và “tất tần tật” những điều kê thủ nên biết
Ngành Kinh doanh thương mại và Quản trị kinh doanh học những gì?

Đối với ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên sẽ được truyền đạt các kiến thức nền tảng, chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp, quản trị nhân sự, marketing, quản trị tài chính – ngân hàng để điều hành và quản lý doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sinh viên còn được trau dồi các kỹ năng cần thết về các công cụ giúp các nhà quản trị quản lý doanh nghiệp một cách hiệu quả, nhận diện cơ hội kinh doanh và đánh giá tiềm năng của các dự án. Từ đó xây dựng và triển khai kế hoạch kinh doanh hợp lý.

Sự khác nhau về vị trí công việc của cử nhân Kinh doanh thương mại và Quản trị kinh doanh

Bên cạnh các yếu tố về chương trình đào tạo và kiến thức chuyên ngành, bạn cũng có thể thấy được sự khác biệt của ngành Kinh doanh thương mại và Quản trị kinh doanh dựa vào vị trí nghề nghiệp.

Cử nhân ngành Kinh doanh thương mại sẽ có cơ hội được phát triển bản thân qua các vị trí như:

  • Nhân viên Sales
  • Quản lý kho bãi, chuyên viên phụ trách xuất – nhập khẩu, chuyên viên bộ phận thu mua
  • Chuyên viên bộ phận chăm sóc khách hàng (CSKH)
  • Chuyên viên bộ phận marketing, PR
  • Có thể thăng tiến lên vị trí trưởng ngành hàng, cửa hàng trưởng,…(đối với những ứng viên có năng lực và kinh nghiệm).
  • Có thể tham gia giảng dạy, tập huấn về Kinh doanh thương mại tại các trường đại học
Vị trí công việc giữa KInh doanh thương mại và Quản trị kinh doanh khác nhau ra sao?

Cử nhân ngành Quản trị kinh doanh có thể ứng tuyển vào các vị trí như sau:  

  • Chuyên viên kinh doanh, bán hàng, phòng kế hoạch, phòng nhân sự, phòng marketing, phòng hỗ trợ và giao dịch khách hàng 
  • Có cơ hội thăng tiến lên vị trí trưởng nhóm, trưởng bộ phận kinh doanh, khảo sát thị trường, lập kế hoạch
  • Có thể trở thành Giám đốc điều hành, Giám đốc tài chính tại các công ty, tập đoàn (đối với ứng viên có kinh nghiệm)
  • Được mời về giảng dạy tại các trường đại học chuyên ngành Quản trị kinh doanh
  • Lên ý tưởng khởi nghiệp, tự thành lập và điều hành công ty riêng 

Có Nên Học Kinh Doanh Thương Mại?

Thực tế cho thấy rằng Kinh doanh thương mại là ngành học có chương trình đào tạo rất phù hợp với thời buổi kinh tế hiện nay. Với toàn bộ các kỹ năng được đào tạo mà chúng tôi đã nêu ở trên, bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn và nhiều cơ hội để có thể trải nghiệm nhiều vị trí khác nhau trong doanh nghiệp. Chính vì vậy mà khả năng thăng tiến và cơ hội phát triển bản thân chưa bao giờ thiếu chỗ cho bạn. Nếu bạn là một người đam mê kinh doanh, là người thích trải nghiệm, không ngại khó khăn thì bạn chính là ứng cử viên sáng giá cho khối ngành này. Mức lương của khối ngành kinh doanh nói chung và kinh doanh thương mại nói riêng được đánh giá là khá hấp dẫn. Nó có thể giao động từ 7-12 triệu đồng cho vị trí chuyên viên. Đối với vị trí kinh doanh, ứng viên có thể có một nguồn thu nhập không giới hạn. 

Xem Thêm:   Pềct/Rếpct Là Gì? Cách Sử Dụng Chi Tiết Của GenZ Mới Nhất Bạn Có Biết
Có nên học Kinh doanh thương mại?

Ngành Kinh Doanh Thương Mại Có Mức Thu Nhập Bao Nhiêu?

Ở mỗi doanh nghiệp/đơn vị/tổ chức khác nhau, cách tính lương cho các vị trí công việc cũng không giống nhau. Tùy từng vị trí mà doanh nghiệp sẽ có chính sách lương riêng. Mức lương phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: bằng cấp, nhiệm vụ, kinh nghiệm, …

Ví dụ:

  • Đối với các bạn sinh viên năm cuối hoặc mới ra trường chưa có kinh nghiệm, các bạn sẽ phù hợp với vị trí trợ lý kinh doanh thương mại. Mức lương có thể dao động từ 4-5 triệu/tháng
  • Ở vị trí chuyên viên kinh doanh thương mại, mức lương có thể dao động từ 8-10 triệu/tháng, riêng đối với những người có kinh nghiệm lâu năm thì có thể đạt mức lương trên 15 triệu/tháng
  • Đối với những người có trình độ và kinh nghiệm cao hơn, họ sẽ phù hợp với vị trí trưởng phòng Kinh doanh thương mại có mức lương dao động từ 15-20 triệu/tháng hoặc trên 20 triệu/tháng,…
Ngành Kinh doanh thương mại có mức thu nhập bao nhiêu?

Đến đây thì các bạn đã hiểu kinh doanh thương mại là gì chưa? Chúng tôi hy vọng bài viết này có thể giúp các bạn chuẩn bị thi đại học định hướng được ngành nghệ trong tương lai của mình. Và cũng hy vọng cung cấp được một lượng kiến thức vừa đủ giúp ích cho các hoạt động học tập, nghiên cứu của các bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *