Dạo chơi trên các trang mạng xã hội như Facebook, TikTok, Instagram dạo gần đây, không dễ để bắt gặp từ “khum” xuất hiện tràn lan trong từng comment (bình luận), status của các bạn trẻ. Vậy Khum là gì? Tại sao Khum lại trở nên phổ biến như vậy? Hãy cùng nhau đi tìm câu trả lời qua bài viết sau đây của z2k.info nhé!

Internet đang thay đổi ngôn ngữ của giới trẻ

Internet đã thay đổi cuộc sống con người nhiều thế nào thì chắc hẳn là ai cũng rõ, từ những cái cơ bản nhất như nhắn tin. Bây giờ chẳng ai còn kiên nhẫn gửi SMS cho nhau nữa mà chỉ soạn cú pháp để đăng ký 3G, 4G rồi nếu muốn nói chuyện, tán gẫu thì sẽ dùng ứng dụng nhắn tin như messenger trên smartphone cho lẹ. Hiện đại hơn thì còn có thể ngồi nhà shopping như thật, đi chợ bằng chiếc điện thoại, thậm chí hoàn toàn có thể bán hàng “chốt đơn” với doanh thu khủng… Phải nói là một ngàn lẻ một thứ bạn có thể làm chỉ với mạng internet.

Và đặc biệt có một mặt không thể phủ nhận, rằng Internet còn đang góp phần… tạo nên biến đổi trong cả ngôn ngữ của chúng ta nữa! Bởi khi internet càng phát triển, sự kết nối giữa con người với con người ngày càng trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Họ cũng sẽ có nhiều không gian hơn để giao lưu, trò chuyện, từ đó nhiều điều mới mẻ được sáng tạo trong một tình huống rất đỗi bình thường.

Với những thế hệ đời đầu như 8x, 9x hẳn sẽ không thể nào quên những game trực tuyến như Audition, Võ Lâm Truyền Kỳ đã khai sinh ra hàng loạt những thuật ngữ mới như: bơm mana (bơm máu), PK (chiến đấu), ox (ông xã) – bx (bà xã)…  Hoặc ngay cả ngày nay, nhiều người thuộc lứa 8x-9x chia sẻ lại bài đăng trên facebook của mình cách đây 10 năm, cũng khiến mọi người, đặc biệt là gen Z thích thú bởi sự dễ thương và hài hước của teencode.

Tất nhiên, thế hệ 8x – 9x đều không còn trẻ (và rảnh rỗi) để sáng tạo, suy nghĩ ra những từ mới nữa rồi. Công việc này đã có thế hệ Z tiếp bước, và một từ gần đây đang tung hoành ngang dọc trên khắp các trang mạng xã hội, đó chính là “KHUM”.

Vậy rốt cuộc thì từ “khum” nghĩa là gì nhỉ?

Khum là gì?

Theo như cuốn “Từ điển tiếng Việt”, từ “khum” thường được hiểu phổ biến với hai nghĩa sau đây:

  • Nghĩa thứ nhất, từ “khum” có vai trò như một động từ, bằng nghĩa với từ quen thuộc “khom”. “Khum” chỉ hành động uốn cong lõm xuống hoặc vồng lên. Ví dụ: “khum người xuống nhặt đồ”, “khum tay để rót trà”…
  • Nghĩa thứ hai, từ “khum” có vai trò như một tính từ, diễn tả một vật gì đó có hình dạng lõm xuống hoặc uốn cong như hình mai rùa. Ví dụ: “ngói hình khum”, “mái nhà uốn khum hình mu rùa”, “dáng đứng khum khum toát lên vẻ sợ sệt”…
Xem Thêm:   Lady Boy Là Gì? Hiểu Rõ Chi Tiết Thuật Ngữ LGBT Mới Nhất

Còn từ “khum” được sử dụng phổ biến trên nền tảng mạng xã hội Facebook mà bạn trẻ nào cũng sử dụng chính là từ lóng của thế hệ Gen Z (chỉ những người sinh trong khoảng năm 1996 đến 2010), có nghĩa đơn giản là “không”. Thay vì dùng trực tiếp từ “không” thì các bạn trẻ sẽ thay thế bằng “khum”, nghe sẽ có vẻ nhẹ nhàng, đáng yêu hơn.

Ví dụ:

  • Để từ chối một việc nào đó, các bạn trẻ sẽ trả lời rằng “Khum”.
  • Nếu có người tỏ tình mà bản thân không thích, các bạn gái sẽ đáp rằng “Em khum đồng ý”.
  • Nếu người khác hỏi mượn tiền mà bạn không muốn cho mượn vì lý do nào đó, có thể từ chối rằng “Khum, tao hết tiền mất rồi”.

Bạn có thể dùng từ “khum” để từ chối một cách thoải mái, nhẹ nhàng mà ít làm người khác phật ý, khó chịu.

Trên thực tế, “khum” không phải là biến thể đầu tiên và duy nhất của “không”. Vào những năm 2000, khi chiếc điện thoại “cục gạch” bắt đầu xuất hiện và trào lưu dùng teencode bùng nổ, từ “không” đã được rút gọn thành  “0”, “k”, “hok” hoặc “ko”.

Một thời gian sau, nó lại xuất hiện dưới các dạng như “hôn”, “hơm”, “hem” hoặc “hông”. Trong đó, “hôn” hay “hông” vốn là cách phát âm rất phổ biến của người dân ở khu vực miền Nam, nhưng sớm được giới trẻ cả nước thích thú và biến thành ngôn ngữ trò chuyện của riêng mình.

Đến năm 2021, từ “khum” lên ngôi “quán quân”, bắt đầu được nhiều bạn trẻ yêu thích và sử dụng rộng rãi trên mọi mặt trận mạng xã hội, trở thành “phiên bản cập nhật” mới nhất của từ quen thuộc “không”.

Từ “Khum” bắt nguồn từ đâu?

Hiện nay vẫn chưa xác định được chính xác rằng ai là người đã sáng tạo ra từ “khum” nhưng nó được cộng đồng mạng biết đến rộng rãi là sau khi một nhóm quản trị viên của Fanpage “Đài Tiếng Nói Gen Z” (nơi chuyên chia sẻ, tâm sự những câu chuyện hài hước, chân thật hằng ngày của các bạn trẻ khoảng dưới 20 tuổi) sử dụng lần đầu tiên trong một bài đăng khá hài hước. Từ đó, từ “khum” được đông đảo các bạn trẻ thích thú và sử dụng trên hầu hết các trang mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Instagram…

Xem Thêm:   Năm 2023 Là Năm Con Gì? Mệnh Nào Làm Thế Nào Để Tài Lộc Dồi Dào

Từ “khum” là từ hot trend phù hợp khi bạn nói chuyện tán gẫu vui vẻ thoải mái với bạn bè. Tuy nhiên, trong môi trường lịch sự trang trọng, cần sự nghiêm túc, thận trọng như trong công việc công sở, nói chuyện với sếp hoặc khách hàng, viết email… bạn không nên sử dụng từ này để đánh mất sự chuyên nghiệp.

Vì sao từ “Khum” trở nên viral đối với các bạn trẻ đến vậy?

Giờ đây, ngày càng có nhiều bạn trẻ yêu thích việc sử dụng từ “khum”. Lí giải cho việc lan truyền mạnh mẽ của từ này, nhiều bạn trẻ cho rằng việc dùng từ “khum” sẽ đáng yêu và dễ thương hơn. Nhất là khi từ chối điều gì đó hoặc ai đó, dùng từ “khum” trông sẽ thoải mái và nhẹ nhàng hơn là dùng từ “không” vì từ “không” thường mang lại cảm giác lạnh lùng, có tính “sát thương cao”.

Hơn nữa, việc sử dụng từ “khum” cũng là một cách thức để thể hiện cá tính độc đáo của các bạn trẻ Gen Z. Bởi họ là những người trẻ, bên trong họ luôn có nguồn năng lượng dồi dào, tràn đầy nhiệt huyết, vui tươi, yêu đời. Do đó, ngôn ngữ họ sử dụng khi nói chuyện với bạn bè cũng phần nào thể hiện được tính cách con người họ. Họ luôn có phong cách truyền tải ý nghĩa một cách sáng tạo, mới mẻ và tràn đầy năng lượng.

Cách dùng từ “Khum” chuẩn Gen Z

“Khum” vốn là một từ lóng được thế hệ Gen Z khám phá và phát minh ra. Cho nên, chỉ có đa phần các bạn trẻ thuộc thế hệ này mới hiểu nghĩa và sử dụng nhiều từ này. Còn đối với nhiều người trung niên, họ không biết được rõ ý nghĩa của từ “khum” cũng như cách sử dụng nó. Vì thế, các bạn nên lưu ý dùng từ “khum” như thế nào đó để đúng đắn trong giao tiếp.

Thứ nhất, chỉ nên sử dụng từ “khum” trong phạm vi trên mạng xã hội. Chúng ta có thể sử dụng từ này như một cách đùa vui, giải trí với người thân hoặc bạn bè. Thay vì từ chối một cách thẳng thừng bằng từ “không”, chúng ta có thể dùng từ “khum” để tạo cảm giác dễ chịu và thoải mái hơn.

Ví dụ:

  • Rủ bạn bè ra ngoài đi chơi, đi dạo thay vì nói “ Đi chơi không?” sẽ đổi thành “ Đi chơi khum?”
  • Để phủ định, từ chối một lời đề nghị hay lời mời nào đó, bạn cũng có thể sử dụng “khum” như:“Tui khum muốn”, “tui khum đi”.
  • Nếu có ai đó mạnh dạn tỏ tình với bạn “Yêu anh không?”, lúc này bạn hãy cũng mạnh dạn đáp rằng: KHUM!

Thứ hai, nên lưu ý rằng: đây là một từ thể hiện sự đáng yêu, nhí nhảnh, phù hợp thể hiện trên mạng xã hội như TikTok, Facebook, ở lứa tuổi trẻ, người thân, bạn bè. Vì vậy cần tránh dùng từ “khum” trong môi trường làm việc yêu câu sự đứng đắn, nghiêm túc. Đây vốn dĩ là một từ lóng nên tốt nhất là không nên sử dụng tùy tiện như một từ chính thống. Giao tiếp với cấp trên, người lớn hay viết mail, nhắn tin phục vụ cho việc trao đổi công việc thì tuyệt đối không dùng bừa bãi từ này. Đừng để việc sử dụng ngôn từ làm người khác đánh giá bạn thiếu nghiêm túc, thiếu chuyên nghiệp.

Xem Thêm:   Bae Nghĩa Là Gì? Giải Thích Chi Tiết Ý Nghĩa Của Bae Trên MXH

​Thứ ba, đừng lạm dụng quá mức từ “khum”. Bởi người ta nói, cái gì nhiều quá cũng không phải là tốt. Sử dụng quá nhiều từ “khum” với những người coi trọng việc đúng chính tả hoặc coi trọng ngôn ngữ tiếng Việt sẽ vô hình chung gây ra những sự khó chịu nhất định cho đối phương. Ngoài ra, việc sử dụng ngôn ngữ Gen Z, tiếng lóng quá nhiều sẽ làm mất đi ý nghĩa vốn có và sự phong phú, trong sáng của tiếng Việt.

Tóm lại, từ “khum” được dùng phổ biến trong Gen Z, đối với những người trung niên hay người già, họ vẫn chưa hiểu rõ cũng như đón nhận một cách thoải mái, cởi mở tiếng lóng này. Vậy nên chúng ta cần phải nắm được cách sử dụng từ khum sao cho thích hợp với ngữ cảnh và đối tượng.

  • Về ngữ cảnh: từ khum phù hợp hơn khi nói trên mạng xã hội hay khi giao tiếp, trò chuyện với bạn bè. Tránh sử dụng từ này ở những nơi trang trọng, đòi hỏi sự lịch sự như các buổi họp, buổi phỏng vấn, thuyết trình. Hay những lúc viết email, viết đơn, nhắn tin trao đổi bàn bạc công việc cũng cần sử dụng những từ ngữ chính xác và nghiêm túc hơn.
  • Về đối tượng: thường từ khum nên dùng để giao tiếp với bạn bè, những người đồng trang lứa hoặc những người đã gắn bó thân thiết để tạo cảm giác vui vẻ, thoải mái. Không nên dùng với những người lớn tuổi để giữ được tính lịch sự. Tránh sử dụng với những người ở cấp trên như giáo viên, sếp để không làm phật ý họ hoặc không bị coi là thiếu chuyên nghiệp.

Một vài ví dụ cụ thể cho việc sử dụng từ “Khum”

Dạo quanh một vòng trên mạng xã hội, không khó để bắt gặp những câu chữ có chứa từ “khum”.

  • Nếu có ai đó rủ bạn đi chơi, mà ba mẹ không cho vì dịch Covid 19 đang hoành hành khắp nơi, bạn sẽ từ chối nhẹ nhàng bằng câu trả lời:”Khum đi đâu”.
  • Nếu có người hỏi bạn có thích ăn đồ cay không, nếu bạn không thích ăn thì có thể trả lời rằng:”Khum thích ăn”.
  • Mai mày rảnh khum? Đi một vòng hồ Tây với tao nha!
  • Mày ăn kem Tràng Tiền khum?

Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu được Khum là gì và đặc biệt là cách sử dụng của nó. Nếu muốn cuộc hội thoại giữa mình và bạn bè trở nên vui vẻ, thoải mái hơn, đừng ngần ngại sử dụng từ này, nhưng nhớ, sử dụng có chừng mực và cân nhắc đối tượng cũng như bối cảnh sử dụng sao cho hợp lí nha!