Trong cuộc sống hiện nay, nhiều người thường gọi những người môi giới mua bán với cái tên “cò” như cò đất, cò nhà,…. Vậy đối với những người làm một công việc nào đó được gọi là “cò”, cò đất là gì và được hiểu như thế nào cho chính xác? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Cò Đất Là Gì?

Cò đất là một thuật ngữ truyền miệng dùng để chỉ những người cung cấp các thông tin, mua bán và hỗ trợ chút ít về các vấn đề giấy tờ pháp lý về đất đai cho khách hàng. Những đối tượng cò đất sẽ thường xuyên sử dụng nhiều mánh khóe để làm sao bán được sản phẩm với mức lợi nhuận cao nhất.

Hiện nay có rất nhiều người vẫn đang lầm tưởng tai hại  hai khái niệm môi giới bất động sản và cò đất. Điều này đã tạo ra những cái nhìn thiếu thiện cảm cảm cho các chuyên viên tư vấn mua bán nhà đất chuyên nghiệp. Ngoài ra cũng sẽ làm sai lệch đi bản chất của nghề môi giới bất động sản.

Chữ CÒ trong cò nhà đất có nguồn gốc từ đâu?

Hiện tượng cò đất môi giới bán bất động sản đã khiến cho không ít người rơi vào bẫy lừa đảo, do đó, những quy định được ban hành về vấn đề môi giới bất động sản cần phải được thực hiện nghiêm khắc, những ai không có chứng chỉ hành nghề môi giới thì sẽ không được phép thực hiện môi giới BĐS dưới bất cứ hình thức nào.

Để làm rõ được khái niệm cò đất có phải là môi giới bất động sản không, thì căn cứ theo quy định của pháp luật dựa trên Khoản 2 Điều 3 Luật kinh doanh môi giới bất động sản 2014 đã quy định:

Môi giới bất động sản là việc làm trung gian cho các bên trong mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản.

Ngoài ra, môi giới bất động sản là một nghề nghiệp, do đó đối tượng được thực hiện các hành vi môi giới bất động sản dựa trên Điều 62 Luật kinh doanh môi giới bất động sản 2014 về những điều kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản như sau:

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản phải thành lập doanh nghiệp và phải có ít nhất 02 người có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

 2. Cá nhân có quyền kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản độc lập nhưng phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản và đăng ký nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

3. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản không được đồng thời vừa là nhà môi giới vừa là một bên thực hiện hợp đồng trong một giao dịch kinh doanh bất động sản.

Xem Thêm:   Chị Em Cây Khế Là Gì? Giải Thích Ý Nghĩa Chi Tiết Dễ Hiểu Nhất

Như vậy có thể thấy rằng cò đất chỉ là một chủ thể thực hiện hành vi môi giới bất động sản tuy nhiên không đủ điều kiện về kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản. Chính vì thế, cò đất và những người môi giới bất động sản đều có điểm chung là đều thực hiện hành vi làm trung gian giữa các bên trong BĐS, bao gồm mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản, tuy nhiên thì cò đất lại không phải là tổ chức, cá nhân được pháp luật cho phép kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản.

 Cò Đất Khác Môi Giới Bất Động Sản Thế Nào?

Để phân biệt chi tiết hơn về sự khác nhau giữa cò đất và chuyên viên bất động sản, có 7 tiêu chí mà chúng ta cần làm rõ đó là:

Khái niệm

Cò nhà đất: Trên thực tế, không có khái niệm cụ thể nào dành cho đối tượng này cả. Nếu như nói theo khái niệm môi giới nhà đất, thì cò đất có thể hiểu là người trung gian giữa người bán và người mua bất động sản, và cò nhà đất cũng thực hiện các hoạt động tương tự môi giới BĐS nhưng không được “đàng hoàng” như vậy.

Thay vào đó, cò nhà đất đôi khi sẽ sử dụng những thủ đoạn của mình miễn sao có thể bán được nhà đất với lợi nhuận cao, dù cho đó là miếng đất không hợp pháp nhưng cũng cố gắng bán kiếm lời, hay nâng giá thành lên quá cao,…

Cò đất là gì? Cò đất khác môi giới bất động sản thế nào?

Chuyên viên bất động sản: đây là những người có được trình độ nhất định trong việc thực hiện các hoạt động tư vấn và môi giới nằm trong phạm vi pháp luật cho phép.

Bằng cấp

Cò nhà đất: Cò đất hoàn toàn không có bằng cấp chuyên môn, có lẽ thứ mà họ mà họ có đó là biết chữ và biết ăn nói do vậy sẽ thường hoạt động theo kiểu tự phát.

Chuyên viên môi giới bất động sản: Cá nhân làm việc cho môi giới BĐS bắt buộc cần phải có Chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản (với thời hạn 5 năm).

Nghĩa vụ, trách nhiệm

Cò đất: Không có bất kỳ quy định về nghĩa vụ hay trách nhiệm nào cho cò đất và họ chỉ cố gắng cung cấp được càng nhiều thông tin càng tốt (trong đó có thể bao gồm những thông tin chưa qua xác thực)

Chuyên viên môi giới bất động sản: các chuyên viên sẽ thực hiện đúng hợp đồng đã ký với khách hàng; họ cung cấp hồ sơ,  các thông tin về bất động sản do mình môi giới và họ cũng sẽ chịu trách nhiệm về hồ sơ, thông tin do mình cung cấp.

Sắp hết thời “cò đất”?

Ngoài ra các công việc của chuyên viên sẽ bao gồm hỗ trợ các bên trong việc đàm phán, ký kết các hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, cho thuê hoặc cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản; thực hiện chế độ báo cáo dựa trên những quy định của pháp luật và chịu sự kiểm tra và thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; bồi thường các thiệt hại do lỗi của mình gây ra và  thực hiện nghĩa vụ về thuế với Nhà nước theo quy định của pháp luật; các nghĩa vụ khác trong hợp đồng.

Xem Thêm:   Gái Ngành Là Gì? 10 Điều Có Thể Bạn Chưa Từng Biết Về Gái Ngành

Nơi làm việc

Cò đất: các đối tượng cò đất sẽ không có nơi làm việc rõ ràng, còn các chuyên viên môi giới bất động sản sẽ làm việc tại Sàn giao dịch BĐS hoặc Công ty BĐS

Kỹ năng

Cò đất: Họ làm việc dựa vào bản năng và kinh nghiệm. Nếu cò đất không có bằng cấp thì khách hàng sẽ rất khó đòi hỏi ở họ sự giúp đỡ về pháp lý, các thủ tục vay tiền hoặc những vấn đề rắc rối khác. Cò đất ngoài ra cũng sẽ dễ rơi vào cảnh nói quá nhiều, thúc ép khách hàng mà không để ý, lắng nghe xem nhu cầu của khách hàng thực sự là gì và làm sao để hài lòng nhu cầu đó.

Phạt đến 60 triệu nếu môi giới bất động sản mà không có chứng chỉ hành

Chuyên viên tư vấn bất động sản: Ngược lại với cò đất, các chuyên viên sẽ được trang bị với những chứng chỉ hàng nghề, Kỹ năng pháp lý chuyên ngành, Am hiểu và phân tích thị trường, chuyên môn bất động sản, ngoài ra còn là quy trình môi giới BĐS, Chuyên viên Marketing trong kinh doanh BĐS, Am hiểu về tài chính ngân hàng, Kỹ năng giao tiếp – BĐS, Kỹ năng listing – BĐS, Kỹ năng làm việc với người bán, Kỹ năng làm việc với người mua, Kỹ năng đàm phán – BĐS,…Nói chung, môi giới nhà đất cần phải là người phải biết mọi thứ liên quan đến việc mua bán và thuê nhượng bất động sản.

Tỷ lệ lừa đảo

Cò đất: bởi vì cò đất không quan tâm đến các vấn đề bằng cấp, họ chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin càng nhiều càng tốt đến khách hàng dù cho chưa cần biết có đúng hay không. Lời nói gió bay, có thể cò đấy hôm nay nói thế này nhưng mai thì lại nói thế khác. Tỉ lệ lừa đảo của cò đất cũng vì thế cao hơn rất nhiều so với chuyên viên môi giới.

Chuyên viên môi giới bất động sản: Đối với các chuyên viên, họ phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin mà họ đã cung cấp đến khách hàng. Tuy nhiên, vì chuyên viên là những người có kỹ năng, được đào tạo nên họ cũng sẽ biết làm sao  lách luật để lừa khách hàng bằng những chiêu cao siêu hơn cò đất , chẳng hạn như tự ý ký hợp đồng, gài những điều khoản trong hợp đồng, thu tiền “hộ” người bán…

Lợi Nhuận Cò Đất Có Được Cho Mỗi Giao Dịch Thành Công

Với mỗi thương vụ nhà đất thành công, cò đất sẽ có nguồn thu nhập nhận được từ phần trăm hoa hồng và ngoài ra họ còn có thêm phần tiền chênh lệch do nâng giá. Nếu như hợp đồng giao dịch có giá trị càng lớn, thì phần trăm hoa hồng mà cò đất được hưởng sẽ càng cao. Ngược lại nếu như hợp đồng có giá trị thấp chỉ vài trăm triệu thì hoa hồng cũng sẽ theo đó thấp hơn nhiều.

Xem Thêm:   Millennials Là Gì? 10 Đặc Điểm Nổi bật Của Thế Hệ Gen Y

Theo thị trường chung, lượng phần trăm hoa hồng mà có đất thu được sao mỗi giao dịch sẽ dao động từ 1-2% giá trị hợp đồng. Con số này sẽ có thể tăng hoặc giảm dựa trên những điều khoản mà các bên thương lượng trong hợp đồng.

Cò đất là gì? Nên trở thành cò đất hay môi giới chuyên nghiệp?

Bên cạnh đó, nếu như cò đất chịu gánh hậu quả bất động sản ký gửi thì họ và người ký gửi có thể thương lượng giá bán cố định. Cò đất sẽ được nhận phần tiền hơn.

 Có nhiều người nói cò đất chỉ cần hoàn thành một giao dịch là đã có thể đủ để sống xa xỉ cả năm do vừa hưởng hoa hồng vừa được ăn chênh lệch. Điều này dẫn đến thị trường bất động sản có cực kỳ nhiều cò đất nhưng thực hư vẫn chưa rõ trắng đen. Thông tin này có thể đúng nếu như cò đất có kinh nghiệm hành nghề lâu năm cùng với hợp đồng giao dịch nhà đất có giá trị từ 10 con số trở lên.

Nghề Có Đất Có Thực Sự Thuận Lợi?

Bất kỳ nghề nghiệp nào đều cũng có những trái đắng và quả ngọt riêng của mình, và điểm chung là đều có chông gai cần vượt qua. Nếu người làm cò đất không thật sự cố gắng, nỗ lực vươn lên và học hỏi không ngừng thì việc thành công trong mua bán BĐS là điều không tưởng. Những đối tượng không thực sự yêu nghề thì sẽ nhanh chóng bị đào thải.

Nghề cò đất tuy rằng không có bằng cấp như chuyên viên nhưng cũng không hề nhẹ nhàng và dễ dàng có tiền mà nhiều người lầm tưởng. Đối với những cò đất mới vào nghề thì cần phải chạy đôn chạy đáo để tìm được các dự án đất tốt, những dự án có tiềm năng thì mới có thể cung cấp cho người mua. Đặc biệt nếu như cò đất không có quan hệ rộng thì họ khó có thể  tiến xa được. Mối quan hệ rộng lớn sẽ giúp cho cò đất biết được những mảnh đất đẹp để giao dịch.

Góc tìm hiểu: Phí môi giới nhà đất là bao nhiêu?

Người hành nghề cò đất bên cạnh đó cũng còn phải hứng chịu nhiều thị phi gây ra bởi một bộ phận cộng đồng cò đất làm ăn gian dối. Những thành phần này lợi dụng những sự thiếu hiểu biết, quan sát đất đai của người mua để có thể lừa bán khu đất đắt đỏ nhưng có vị trí xấu, không đúng với những gì mà thành phần này đã tư vấn cho khách hàng. Chính vì thế, có rất nhiều người tìm cách làm cò đất với ý nghĩ sẽ có thể đổi đời sau vài hợp đồng nhưng thực tế đều họ đều phải rút lui sau một thời gian ngắn.

Bài viết trên đây đã giới thiệu đến bạn cò đất là gì và khác biệt như thế nào so với chuyên viên môi giới bất động sản. Hy vọng rằng những thông tin về cò đất sẽ hữu ích đến bạn.