Cụm từ “chơi đồ” xuất hiện và trở nên phổ biến đối với giới trẻ ngày nay. Những câu bông đùa như “Dạo này mới chơi đồ hả”, “Chơi đồ không” được giới trẻ thường xuyên sử dụng. Vậy chính xác thì chơi đồ là gì? Có nên chơi đồ hay không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải thích chi tiết về thuật ngữ này nhé.
Chơi đồ là gì?
“Chơi đồ” không phải là ‘đồ chơi’ mà lũ trẻ con thường chơi hàng ngày. Nó không phải là thuật ngữ dành cho những con người trong sáng. Chơi đồ thực chất là ám chỉ những dân chơi đang phê ma túy, sử dụng các chất kích thích để thỏa mãn nhu cầu mong muốn của bản thân.
Các dân chơi thường chơi đồ ngon, hàng ngoại nhập. Từ “Đồ” trong ‘chơi đồ’ có nghĩa là sử dụng các chất gây nghiện tạo cảm giác phê pha, khó cưỡng cho các dân chơi. Dân chơi là phải chơi đồ ngon, chất lượng, đồ phải là loại nhập ngoại nhưng càng chơi thì họ lại càng ngáo ngơ, tình trạng nhớ nhớ quên quên, dở điên dở dại thường xuyên gặp phải.
Các kiểu chơi đồ hiện nay
Dân quẩy trong bar
Đây chắc chắn là kiểu phổ biến nhất và gần như chiếm vị thế đông đảo nhất ở Việt Nam hiện nay. Dân quẩy sẽ là dân chơi đồ, họ thường là những bạn trẻ hay đi bar, cháy phố rồi uống bia uống rượu, sau đó cắn kẹo xào ke rồi hút cỏ bú bóng.
Thường những dân chơi này được bạn bè rủ rê, lôi kéo chơi cho vui lúc đang đi quẩy hoặc theo thói quen rồi thì cứ thế mà gọi lên chơi tiếp.
Mục đích của việc chơi đồ hầu như là chơi lấy phê, càng phê càng tốt, càng thích như một cách giải tỏa và sung sướng trong giây lát, chơi đồ không đem lại ý nghĩa gì nhiều lắm và thường chỉ dùng để tạo thú vui trong những buổi đi quẩy. Cũng vì thế mà mấy bạn này thường sẽ bỏ lỡ rất nhiều niềm vui và ý nghĩa khác biệt của việc chơi đồ.
Thông thường, dân quẩy không có nhiều hiểu biết về các loại drug, họ chỉ biết chơi mà không biết đến tên gọi, bản chất và tác dụng, cũng như liều lượng, họ không test đồ bằng những loại test kit trước khi dùng. Thường cứ thế mà mua ở những người mới quen và dùng khi đi bar.
Chơi đồ vì thích thể hiện bản thân
Đây thực chất là những người chơi đồ vào xong bắt đầu cảm thấy bản thân trở nên ma quái bí hiểm. Các bạn này thường sẽ chủ yếu tin vào những triệu chứng và quan điểm pseudoscience (ngụy khoa học), conspiracy theory (thuyết âm mưu) và những thứ nhảm nhí khác. Họ chơi đồ một mặt nữa là để thể hiện bản thân, đánh bóng tên tuổi mình để lấy le với người khác.
Mấy bạn này chơi đồ xong rồi thường sẽ thể hiện cái thói hợm hĩnh khi nghĩ rằng mình đã giác ngộ hơn người. Cảm giác của mọi người xung quanh về mấy bạn này rất nửa vời và nông cạn.
Ravers
Những người chơi đồ ở nhóm này thường khá ít ở Việt Nam, đa phần là những người thích rave thì họ sẽ thường đi các festival lớn để cắm trại, sau đó rave và dùng đồ theo nhóm. Kiểu người này thường phổ biến ở các nước lớn hơn.
Con nghiện
Đây là một thể loại người chơi đồ chính thống thuộc thế hệ old school ở Việt Nam, thời điểm mà khi nước ta còn tràn ngập kim tiêm và xóm liều ở những dãy phố xập xệ.
Không cần kể thì chắc chắn mọi người cũng đã quá quen thuộc với hình ảnh mấy anh con trai nghiện ất ơ thường xuyên đứng đầu ngõ hoặc đứng cột điện thực hiện việc tiêm chích. Thể loại này thì sẽ chủ yếu là chơi đá, chơi ke, heroin, nói chung họ sẽ chơi đồ thật, đồ nặng và có sức tàn phá cơ thể, có thể gây bòn rút sức khỏe nặng nề cũng như hao phí tiền bạc nhiều hơn.
Chơi đồ vì đam mê
Những người này thường là những người được anh chị em bạn dì hỏi tư vấn về việc chơi đồ nào tốt, chơi đồ kết hợp loại này với loại kia có hại gì không? Có nên chơi đồ này hay không?
Họ thường sẽ thuộc vanh vách các loại drug cũng như bảng thành phần, cấu trúc phân tử của các loại đồ, kẹo, ke cũng như dễ dàng biết rằng Kẹo trong tiếng Việt hay Molly trong tiếng Anh còn có tên khoa học được gọi là MDMA (3,4-methylenedioxymethamphetamine).
Hiểu rõ được các chất dẫn truyền thần kinh tương tác hóa học với nhau như thế nào khi kết hợp, một số cách chiết tách DMT, cũng như tác dụng của từng loại đồ cụ thể ra sao, thêm vào đó là bảng danh sách hóa chất cấm thì tất cả những thông tin này đều có trong đầu của những người chơi đồ này.
Chơi đồ có trách nhiệm
Họ thường sẽ là những người chơi đồ có hiểu biết và có trách nhiệm, có chơi có chịu. Ít nhất thì họ sẽ biết được về những thứ cơ bản chẳng hạn như những thuật ngữ set & settings, dosage, effect. Họ còn có khả năng tính toán xem nên chơi đồ vào khoảng thời gian nào, chơi đồ ở đâu để có những trải nghiệm tốt nhất đồng thời đảm bảo an toàn, biết cách thoát khỏi những cuộc bad trip khi cần.
Họ còn thậm chí sẽ test đồ trước khi dùng bằng test kit. Trước khi mà họ bắt đầu dùng một chất cấm nào đó thì thông thường là họ sẽ tìm hiểu trước và tìm hiểu kỹ xem là những loại đồ này có tác dụng gì, thời gian chơi đồ thường kéo dài bao lâu, liều lượng như thế nào là phù hợp, sử dụng từng nào là đủ, nên chuẩn bị tinh thần ra sao khi chơi đồ.
Các bạn này thường chỉ là chơi cho vui, chơi cho biết trải nghiệm, chơi để lấy cảm hứng sáng tạo hoặc chơi để để thư giãn như một sở thích hoặc một thú vui thông thường nhưng tuyệt nhiên sẽ không phải là cái kiểu vào bar quẩy hoặc bay lắc thác loạn.
Đơn giản, họ chơi đồ có thể là một buổi chiều có cảm hứng hút cần rồi sau đó họ xem phim ăn uống thư giãn, có thể đi dạo cùng bạn bè hay thậm chí dành cả buổi đêm ở trong phòng nghe nhạc một mình.
Họ cũng sẽ thử các hoạt động khác nhau và thú vị chẳng hạn như bơi, chạy bộ, nghe nhạc, họ có thể vẽ, nhìn ngó xem đồ mình dùng là gì và nó có thực sự khiến mình vui vẻ hay không. Đấy là những niềm vui khiến cho tâm hồn họ trở nên nhẹ nhàng mà dân quẩy bỏ lỡ.
Chơi đồ một cách nghiêm túc
Họ sẽ được gọi là những người chơi đồ theo dạng spirituality. Tức là họ thực sự hiểu, tin tưởng vào đạo, tìm hiểu một cách có căn cứ và khôn ngoan nhất trước khi họ chơi đồ.
Tuỳ vào mục đích cũng như định hướng của mỗi người mà họ có các cách để chơi đồ khác nhau. Có những người tìm kiếm đến tận những thung lũng vùng Amazon để được trải nghiệm thử đồ Ayahuasca một lần. Có người đi đến tận về Shamanism, có người sống theo chủ yếu là Taoism, có người tập thiền như Bụt vậy. Họ có thể suy xét những câu hỏi triết học ví dụ như bản chất của thực tại cụ thể có nghĩa là gì.
Họ dùng đồ như một psychedelics (các chất thức thần) và tiếp tục tìm hiểu về nó và đồng thời thì họ sẽ có thiên hướng đi tìm đạo, đạo ở đây không phải là tôn giáo.
Psychonauts
Những người Psychonaut khi dịch ra tiếng việt có thể gọi là nhà du hành tâm thức. Giải thích ngắn gọn cho thuật ngữ này thì họ chính là những người thích tìm tòi và khám phá tâm trí của con người cũng như tâm trí của chính mình.
Họ tự mình thử nghiệm cũng như quan sát các sắc thái khác nhau của tâm trí bằng nhiều phương thức khác nhau. Có thể họ sẽ sử dụng các chất kích thích, các loại đồ, có thể là tập lucid dream, thậm chí có thể là sleep deprivation, hoặc là họ có thể dùng sensory deprivation tank và nhiều cách khác để đi sâu vào tâm thức của mỗi người.
Activists
Đây chính là những nhà vận động xã hội và chính trị, họ vốn dĩ là những thành phần nòng cốt chủ yếu tham gia để chống lại lệnh drug war của chính phủ. Nhờ có họ mà cần sa đã được sử dụng một cách hợp pháp ở nhiều bang nước Mỹ và nhiều nơi trên toàn thế giới.
Đây là những người có mong muốn và khao khát đòi quyền tự do trong việc sử dụng các chất cấm mà đã bị chính phủ cấm đoán một cách phi lý.
Họ có mong muốn mưu cầu một xã hội có cái nhìn chính xác về drugs, một nền giáo dục chân thật khi tiến hành giáo dục và giảng dạy về các chất. Họ là những người bỏ ra công sức để tìm hiểu về giá trị y tế của cần sa, cũng như của nấm thần, của các chất LSD đã được khoa học chứng minh nhưng lại không được thế giới biết đến rộng rãi.
Liệu có nên thử chơi đồ?
Câu trả lời tất nhiên và rõ ràng là không. Vì bản chất của các chất kích thích, các chất gây nghiện có thể đem đến cho cơ thể của chúng ta rất nhiều tác hại.
Nếu như bạn từng ‘chơi đồ’ và cơ thể mình xuất hiện các triệu chứng như hạ đường huyết, rối loạn tiêu hoá, gây ra tình trạng ảo giác và ngáo ngơ thì đây chính là biểu hiện của rối loạn cũng như cơ thể bắt đầu có sự thoái hoá các dây thần kinh (lý do của việc này chính là phần lớn các dân chơi sau 1 thời gian dài bay lắc thì cơ thể họ đều cảm thấy bức bách, đầu có cảm giác muốn nổ tung, suy nghĩ tiêu cực xuất hiện.
Những triệu chứng ấy hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên mà đấy chính là hậu quả của việc ‘chơi đồ’ trong thời gian dài đó. Chính vì vậy, nên dừng lại đúng lúc và tuyệt đối không ‘chơi đồ’ dù chỉ một lần bạn nhé.
Chơi đồ đôi khi còn gây ra rất nhiều hệ lụy cho bản thân bạn cũng như cho xã hội. Nếu chơi đồ thường xuyên, rõ là cơ thể bạn sẽ gặp phải nhiều tình trạng chuyển biến xấu.
Bên cạnh đó, những người xung quanh bạn sẽ có cái nhìn không mấy thiện cảm nếu như biết bạn đã từng chơi đồ. Chơi đồ tốt nhất là không nên thử, nên tránh xa những người bạn đã rủ rê bạn chơi đồ vì đa phần họ sẽ không có ý định tốt đẹp gì cả đâu.
Hy vọng những thông tin chia sẻ về chơi đồ là gì sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn rõ nét hơn về khái niệm này. Đồng thời cảnh giác trước những lời mời mọc, rủ rê chơi đồ để bảo đảm an toàn cho sức khỏe của chính mình.