Chứng khó tiêu có thể xảy ra với hầu hết mọi người bất cứ lúc nào. Nó gây khó chịu cho dạ dày và tạo ra cảm giác quá no. Khi bệnh nặng, nó có thể gây ra chứng ợ nóng, đầy hơi, buồn nôn và nôn. Chứng khó tiêu có thể là kết quả của thói quen ăn uống của bạn, hoặc nó có thể là một vấn đề mãn tính. Nếu bạn bị chứng khó tiêu thường xuyên, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn. Hãy cùng tìm hiểu thêm Bội Thực Là Gì? chi tiết nhất nhé.
Bội Thực là gì?
Chứng khó tiêu là một thuật ngữ mô tả tập hợp của các triệu chứng xảy ra trên thực quản, dạ dày và tá tràng (phần đầu tiên của ruột non). Trong đó, chứng khó tiêu không loét hay khó tiêu chức năng là chẩn đoán được đưa ra khi bệnh nhân có các triệu chứng khó tiêu mà không tìm thấy nguyên nhân thực thể cụ thể.
Chứng khó tiêu chức năng là một vấn đề rất phổ biến. Có đến 6 trong số 10 người gặp phải chứng khó tiêu được chẩn đoán mắc chứng khó tiêu không loét. Dù bệnh không nguy hiểm nhưng đôi khi lại làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Bệnh lý này thường ảnh hưởng đến người trẻ tuổi hơn là người lớn tuổi, phụ nữ thường bị ảnh hưởng thường xuyên hơn nam giới.
Triệu Chứng Của Bội Thực
Các triệu chứng của chứng khó tiêu chức năng (khó tiêu không loét) bao gồm những khó chịu rõ ràng hay đôi khi cũng rất mơ hồ xảy ra ở vùng bụng trên với mức độ từ nhẹ đến nặng. Người bệnh đến khám mô tả những khó chịu của mình như cảm giác nóng rát, buồn nôn, nôn ói, ợ hơi, đầy hơi và cảm thấy no sớm ngay đầu bữa ăn hay khó chịu sau bữa ăn.
Đặc điểm chung của các triệu chứng này là thường xuyên đến và đi, có lúc nhiều ngày liên tục hay thỉnh thoảng mới xảy ra một đợt. Trong đó, biểu hiện sẽ tồi tệ hơn sau khi ăn một bữa ăn thịnh soạn, ăn quá nhanh hay ăn ngay trước khi đi ngủ, hoặc người bệnh đang có những căng thẳng, rối loạn tâm lý. Lúc này, người bệnh cảm giác cơn đau xuất phát từ vùng bụng trên, lan lên đến giữa ngực, vùng phía sau xương ức, vào cổ hoặc qua lưng, rất dễ nhầm lẫn với các cơn đau do tim mạch nguy hiểm, đòi hỏi người bệnh phải nhập viện để được can thiệp.
Nguyên nhân gây bội thực
Nguyên nhân của chứng khó tiêu chức năng hiện nay vẫn chưa rõ ràng. Một số bệnh nhân có thể mắc chứng này khi có cùng nguyên nhân với hội chứng ruột kích thích. Một số bằng chứng vẫn ủng hộ giả thiết nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra chứng khó tiêu không do loét; tuy nhiên, hiện tại lại chưa cho thấy liệu pháp diệt HP có lợi ích gì trong cải thiện các triệu chứng khó chịu nêu trên.
Sau đây là một số yếu tố được ghi nhận là có thể làm cho các triệu chứng khó tiêu không do loét dễ trở nên nặng nề hơn:
- Thực phẩm và lối sống: Thực phẩm có thể làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn bao gồm caffeine, thức ăn cay, nồng, chua, béo, có mùi vị bạc hà, đồ uống có gas, có cồn, đồ uống nóng, cà phê và cả sô cô la… Điều quan trọng cần nhớ là độ nhạy trước từng thực phẩm hoàn toàn khác nhau ở từng bệnh nhân. Ngoài ra, một lối sống có thói quen hút thuốc, uống rượu, thể trạng thừa cân, thường xuyên phải lo lắng hoặc căng thẳng cũng khó tránh khỏi các triệu chứng khó tiêu;
- Thuốc: Bao gồm các loại thuốc chống viêm (ví dụ: ibuprofen, naproxen và aspirin) và các loại thuốc ảnh hưởng đến vận động thực quản (nitrat). Ngoài ra, còn nhiều loại thuốc khác cũng có thể gây tác dụng phụ khó tiêu như một số họ kháng sinh, steroid, sắt, chất đối kháng canxi, theophyllines và bisphosphonates; tuy nhiên, vì lợi ích mà thuốc đem lại, đôi khi bạn vẫn cần phải sử dụng nó. Chính vì thế, nếu có lo ngại các loại thuốc có thể gây khó chịu đường ruột, hãy cho bác sĩ của bạn biết về điều này để được bổ sung thêm các loại thuốc hỗ trợ hệ tiêu hóa;
- Hội chứng ruột kích thích: Có đến 1 trong 3 người mắc chứng khó tiêu không loét cũng bị hội chứng ruột kích thích đồng thời. Các triệu chứng của hội chứng này bao gồm đau bụng, đầy hơi, thay đổi tần số và tính chất đại tiện, cảm giác vẫn còn tồn dư ngay sau đi đại tiện.
Làm thế nào để chẩn đoán khó tiêu chức năng?
Vì không có nguyên nhân duy nhất và cụ thể của chứng khó tiêu chức năng, rối loạn này được chẩn đoán khi các nguyên nhân gây khó tiêu thực thể khác như loét, viêm, bệnh trào ngược dạ dày – tá tràng, thoát vị hoặc nhiễm Helicobacter pylori đã được loại trừ.
Điều này đồng nghĩa với việc bệnh nhân cần thực hiện toàn bộ các xét nghiệm cơ bản khảo sát đường tiêu hóa như siêu âm bụng, nội soi, xét nghiệm tìm Helicobacter pylori qua hơi thở, xét nghiệm phân, xét nghiệm máu; chụp Xquang khi uống barium và chụp CT scan và kết quả đều được chứng minh là âm tính.
Hơn thế nữa, chứng khó tiêu chức năng thường sẽ ít được nghĩ đến và chỉ tích cực chẩn đoán tìm nguyên nhân khi người bệnh có kèm theo những dấu hiệu sau đây: khởi phát lần đầu tiên, xuất hiện khi đã trên 60 tuổi, sụt cân, có nôn ói hay đại tiện ra máu và tiền căn bản thân hay gia đình có ung thư đường tiêu hóa.
Tóm lại, chứng khó tiêu chức năng là một trong những rối loạn đường tiêu hóa trên khá thường gặp, nhất là trong đời sống hiện đại chứa đựng nhiều căng thẳng hiện nay. Tuy nhiên, việc chẩn đoán là loại trừ những nguyên nhân thực thể khác. Vì vậy, khi có các dấu hiệu chậm tiêu, gây khó chịu, người bệnh nên đi thăm khám sớm để được can thiệp kịp thời.
Những ai thường mắc phải chứng khó tiêu?
Chứng khó tiêu không nên được hiểu như là một căn bệnh, nó là triệu chứng của một căn bệnh khác và sẽ xảy ra với hầu hết mọi người theo thời gian. Khó tiêu có thể được ngăn chặn và kiểm soát bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ gây nên. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc chứng khó tiêu?
Thói quen hàng ngày của bạn có thể ảnh hưởng đến sự tiêu hóa. Bên cạnh đó một số bệnh và nguyên nhân tiềm ẩn nêu trên có thể gây ra chứng khó tiêu. Một vài tình trạng có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng khó tiêu, chẳng hạn như:
- Hút thuốc;
- Uống rượu gây viêm gan;
- Ăn quá nhiều và quá nhanh;
- Căng thẳng và mệt mỏi.
Điều trị chứng khó tiêu
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán chứng khó tiêu?
Các bác sĩ sẽ hỏi bạn một số câu hỏi về các triệu chứng, bệnh sử của bạn và cũng có thể kiểm tra dạ dày và ngực. Các bác sĩ có thể thực hiện một số xét nghiệm để hiểu thêm về tình trạng của bạn cũng như loại trừ các bệnh khác gây ra chứng khó tiêu.
- Nội soi: được thực hiện khi bệnh nhân đồng ý. Nội soi sẽ đưa một ống mỏng dài với máy ảnh vào dạ dày để tìm hiểu bên trong một cách chi tiết;
- Kiểm tra pylori H(s): nhóm các xét nghiệm được sử dụng để tìm H pylori. Chúng bao gồm các xét nghiệm kháng nguyên phân, xét nghiệm hơi thở hoặc xét nghiệm máu;
- Xét nghiệm chức năng gan: gan sản xuất mật – một chất lỏng sử dụng để phá vỡ các chất béo. Có vấn đề ở gan có thể làm giảm sản xuất mật và dẫn đến chứng khó tiêu;
- X-quang và siêu âm bụng: để kiểm tra nếu có bất kỳ sự tắc nghẽn nào trong dạ dày của bạn.
Những phương pháp nào dùng để điều trị chứng khó tiêu?
Điều trị nhằm mục đích để làm giảm triệu chứng của chứng khó tiêu, giúp bạn cảm thấy tốt hơn và tất nhiên, để điều trị các bệnh gây ra chứng khó tiêu. Do đó, các bác sĩ dùng thuốc kê toa và các điều trị hỗ trợ khác phụ thuộc vào tình trạng của bạn.
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của chứng khó tiêu là gì?
Bạn nên có lối sống và áp dụng các biện pháp khắc phục sau để để đối phó với chứng ăn khó tiêu:
- Ăn lượng thức ăn phù hợp cho mỗi bữa, không ăn quá nhiều;
- Tránh ăn đêm quá muộn nếu bạn bị khó tiêu lúc đêm;
- Tránh các thức ăn cay, béo có thể kích thích chứng ợ nóng;
- Ăn chậm;
- Hãy cố gắng bỏ hoặc giảm hút thuốc;
- Giữ trọng lượng cơ thể khỏe mạnh;
- Giảm lượng cà phê, nước ngọt, và rượu;
- Thảo luận với bác sĩ của bạn để thay thế các loại thuốc gây kích ứng niêm mạc dạ dày như NSAIDs và aspirin;
- Giảm căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày.
Khó tiêu hay bội thực thường là biểu hiện của bệnh lý đường tiêu hóa. Nguyên nhân gây ra triệu chứng khó tiêu rất đa dạng, có thể do một bệnh cụ thể tại dạ dày ruột hoặc do tác dụng phụ của thuốc. Bạn cần đặc biệt quan tâm đến triệu chứng khó tiêu khi nó kéo dài và kèm theo sụt cân, xuất huyết tiêu hóa, nhất là ở người cao tuổi. Đây có thể là dấu hiệu của một nguy cơ ung thư đường tiêu hóa tiềm ẩn như dạ dày, gan mật.