Hiện nay, kì thi đánh giá năng lực đang được phụ huynh và học sinh quan tâm rất nhiều, song bên cạnh đấy vẫn còn nhiều em chưa biết kì thi đánh giá năng lực là gì, tại sao lại thu hút được nhiều sự chú ý đến vậy. Nếu bạn cũng vậy thì đây sẽ là một bài viết hoàn toàn dành cho bạn. Bài viết sẽ cập nhật đầy đủ những thông tin, ý nghĩa, thời gian tổ chức thi… ngay tại đây. 

Thi đánh giá năng lực là gì?

TRƯỜNG THPT ĐẦM DƠI TRIỂN KHAI THÔNG TIN ĐẠI HỌC Quốc gia TP.Hồ Chí Minh tổ chức 2 đợt thi đánh giá năng lực vào tháng 3 và 5 - Trường THPT Đầm Dơi

  • Về cơ bản thì kỳ thi đánh giá năng lực là một bài kiểm tra được tạo ra nhằm mục đích như cái tên của nó, được sử dụng để làm bài kiểm tra tập trung đánh giá về năng lực cơ bản của thí sinh trong thời điểm trước khi bước chân vào đại học. Bài thi bao gồm 150 câu hỏi được tổng hợp từ nhiều môn với thời gian thi kéo dài 195 phút. 
  • Cấu trúc đề thi được xây dựng dựa trên những câu hỏi trắc nghiệm khách quan( Multiple Choice Question- MCQ)
  • Đây là một bài thi được tích hợp kiến thức đầy đủ của nhiều môn, không chỉ về mặt tư duy gắn liền với những con số, những công thức mà còn được xây dựng để tìm ra được những bạn có tư duy suy luận tốt, khả năng giải quyết vấn đề nhanh chóng và không được sử dụng để đánh giá khả năng ghi nhớ. 
  • Theo các chuyên gia chia sẻ thì kỳ thi đánh giá năng lực được xây dựng theo cách tiếp cận tương tự với kỳ thi SAT ( Scholastic Assessment Test) của Mỹ và TSA ( Thinking Skills Assessment) của Anh.

Ý nghĩa của kỳ thi đánh giá năng lực

  • Đây là bài thi giúp nhà trường cũng như cá nhân người tham gia có thể đánh giá được các trình độ cơ bản của thí sinh tham gia như là khả năng ngoại ngữ, tư duy logic, khả năng xử lý dữ liệu và cả cách giải quyết vấn đề. 
  • Các nội dung trong bài thi đều đã được tích hợp và biên soạn đầy đủ cả về mặt kiến thức xuyên suốt bao năm học đồng thời cả về kiến thức lẫn tư duy được thiết lập dưới dạng số liệu, dữ liệu và những công thức cơ bản. 
  • Đánh giá được chính xác năng lực đại học của ứng viên.
Xem Thêm:   U Là Trời Là Gì? Tại Sao U Là Trời Trở Nên Hot Nhất MXH GenZ

Mục tiêu kỳ thi đánh giá năng lực

  • Tạo ra sự đa dạng hóa các hình thức tuyển sinh tại Đại học quốc gia.
  • Ngoài ra  còn có thể giúp thí sinh tăng thêm cơ hội trúng tuyển vào Đại học quốc gia.

Ưu – Nhược điểm kỳ thi đánh giá năng lực

Theo như những thông tin đã được chia sẻ sơ bộ phía trên, chúng ta cũng phần nào nắm được ý nghĩa của kì thi đấy chính là đánh giá các trình độ cơ bản của thí sinh trước khi bước vào cánh cửa trường đại học. Cũng vì vậy, nội dung dưới đây sẽ liệt kê cho bạn những lý do nên và không nên tham gia kì thi này:

Ưu điểm của kì thi ĐGNL

Tăng tỉ lệ trúng tuyển

  • Khi tham gia kì thi đánh giá năng lực, thí sinh không chỉ kiểm tra được lượng kiến thức đã được học tập trong suốt 3 năm ròng rã mà còn có khả năng trúng tuyển trường đại học quốc gia cao hơn, giúp tâm lý của thí sinh được thoải mái hơn trước khi bước vào kì thi khắc nghiệt mang tên tốt nghiệp THPT.
  • Nếu bạn không phải là một người giỏi ghi nhớ nhưng lại có một tư duy tốt thì đây hoàn toàn là một lựa chọn thông minh vì các bộ đề được sử dụng trong kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh dường như chỉ chú trọng vào những năng lực cơ bản của thí sinh như là xử lý số liệu, giải quyết vấn đề, tư duy logic, sử dụng ngôn ngữ. Một tin vui mà mọi thí sinh đều quan tâm đấy chính là kết quả của cuộc thi này có thể được sử dụng để xét tuyển vào nhiều trường đại học khác. 
  • Theo như thông tin được thống kê được thì hiện nay đang có hơn 70 trường đại học và cao đẳng trong và cả ngoài hệ thống đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh sẽ sử dụng kết quả của kỳ thi này để xét tuyển. Cũng do đấy mà số lượng thí sinh đăng ký thi đánh giá năng lực ngày càng tăng. 

Thí sinh đánh giá đúng năng lực của mình 

  • Mục tiêu của kỳ thi đánh giá năng lực là có thể đa dạng hóa phương thức tuyển sinh từ đấy góp phần lựa chọn ra những thí sinh có đủ tiêu chuẩn và phù hợp được với tính đặc thù của ngành học và chương trình đào tạo. Vì vậy, thông qua việc đánh giá năng lực, thí sinh có thể nhận ra được những ưu, nhược điểm của mình từ đấy mà có thể học tốt chương trình đại học cũng như con đường học lâu dài suốt quãng đời. 
  • Trên thực tế, những bài kiểm tra năng lực hoàn toàn không đề cao khả năng học thuộc lòng để ghi nhớ nội dung mà tập trung vào khả năng vận dụng kiến thức, mức độ hiểu biết về mọi phương diện để có thể phù hợp với tiêu chí của nhiều trường đại học, cao đẳng. 
Xem Thêm:   66+ Biệt Danh Cho Người Yêu, Crush Bằng Tiếng Anh Chất Ngất

Tính toàn diện của kiến thức

  • Không giống với những kì thi bình thường được tổ chức mang tính học thuật, đòi hỏi học sinh, sinh viên của mình những kiến thức được cung cấp qua giáo trình học tập, các kì thi đánh giá năng lực thường sẽ đòi hỏi năng lực toàn diện của ứng viên đăng ký tham gia. 
  • Việc yêu cầu toàn diện trong kiến thức có thể mang đến cho cả đôi bên ( trường đại học, cao đẳng- thí sinh) nhiều lợi ích mà đặc biệt là các trường đại học sẽ có thêm một phương thức tuyển sinh. Về phía thí sinh, họ cũng có thêm một phương thức để xét tuyển, có thêm nhiều lựa chọn hơn về trường, ngành yêu thích, có thêm cơ hội để cọ xát, thử sức để mình chứng cho mọi người về năng lực cũng như sở trường của họ. 
  • Về bản chất thì các bài kiểm tra đánh giá năng lực hoàn toàn không nghiêng quá nhiều về khả năng ghi nhớ mà sẽ có thiên hướng ngã về khả năng vận dụng những kiến thức mà thí sinh đã được học. Qua đấy mà đánh giá được không chỉ những kiến thức chung mà còn là những hiểu biết về thế giới xung quanh. 
  • Trước sự phát triển của cuộc cách mạng 4.0, nhiều công việc trong tương lai đòi hỏi trình độ cao hơn, con người ta phải có được nhiều kiến thức về mọi vấn đề xảy ra xung quanh, đòi hỏi một mức độ toàn diện hơn. Chúng ta không ngừng xoay chuyển và cố gắng mỗi ngày. Cuộc thi đánh giá năng lực cũng vậy, chúng luôn tìm kiếm những ứng viên tốt nhất, phù hợp nhất. 

Nhược điểm của kì thi ĐGNL

Giống như là đồng xu, vấn đề gì nó cũng có hai mặt, có tích cực thì cũng sẽ còn có những mặt hạn chế: 

  • Theo một số đánh giá của các chuyên gia thì thi đánh giá năng lượng vẫn còn tồn tại một số điểm hạn chế nhất định mà cụ thể hơn đấy chính là các thí sinh dù đã tham gia thi đánh giá cuối kỳ song vẫn phải tham gia một cuộc thi bắt buộc đấy là tốt nghiệp THPT. Đây cũng là điều tại thêm cho các em những áp lực thi cử. 
  • Hiện tại, cuộc thi đánh giá năng lực tại đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh chỉ diễn ra tại một điểm, đòi hỏi các em  phải di chuyển xa rất bất tiện, một số em còn phải bay từ Bắc vô Nam 3 hôm để tham dự song lại vội vàng quay trở về để đi học.
  • Đây hoàn toàn không phải một cuộc thi mới được tổ chức song vẫn có rất nhiều em trên đất nước chưa được biết về cuộc thi này. Vì vậy, để có thể không lãng phí nhân tài, nhà trường cần phối hợp với các bên báo chí, các cấp giáo dục để thông tin về kỳ thi đánh giá năng lực được lan rộng và có nhiều người biết đến hơn. 
Xem Thêm:   Năm 2023 Là Năm Con Gì? Mệnh Nào Làm Thế Nào Để Tài Lộc Dồi Dào

Sau khi được tìm hiểu về kì thi đánh giá năng lực là gì, ý nghĩa và những mặt tích cực cũng như mặt còn hạn chế của thi đánh giá năng lực, các sĩ tử có lẽ cũng đã có được lựa chọn, quyết định cho con đường học của mình.

Thông tin cần lưu ý về kỳ thi đánh giá năng lực 

Số lượng trường đại học, cao đẳng sử dụng kết quả thi ĐGNL? 

Dựa theo nguồn thông tin được thống kê năm 2022 thì hiện tại đã có 81 trường sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực để xét tuyển. Năm 2022 sẽ có 81 trường sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học quốc gia TP.HCM.

Theo thông tin cập nhật mới nhất thì lãnh đạo Đại học quốc gia TP.HCM (ĐHQG TP.HCM) đã cho biết năm 2022 sẽ có tới 81 trường đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) để xét tuyển.

Qua thống kê cho thấy năm nay số trường đăng ký sử dụng kết quả thi ĐGNL do ĐHQG TP.HCM tăng lên 9 trường so với năm 2021 và đặc biệt đây đều là các trường nằm ngoài hệ thống các trường thành viên của ĐHQG TP.HCM.

Theo thông tin cho biết trong số các trường lần đầu tiên sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển có sự góp mặt của các trường đại học lớn như trường ĐH Tôn Đức Thắng, trường ĐH Kỹ thuật Sư phạm TP.HCM…

Thời gian tổ chức thi đánh giá năng lực năm 2022

Dựa theo thông báo chúng tôi nhận được từ các trường, lịch thi ĐGNL cũng như số đợt thi đánh giá năng lực năm 2022 của các trường như dưới đây:

Đợt 1( 27/3): Sẽ được tổ chức tại 17 tỉnh thành trên cả nước bao gồm Bình Dương, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Đồng Nai, Đắk Lắk, Bình Thuận, TP.HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu,  Bạc Liêu, Bến Tre, An Giang, Bình Định, Kiên Giang và Cần Thơ.

Đợt 2( trước kì thi THPT quốc gia 1 tháng): Được tổ chức tại 4 tỉnh là Đà Nẵng, Khánh Hòa, An Giang, TP.HCM. 

Các sĩ tử chú ý thời gian thi để chúng ta không bị bỏ lỡ mất bất kì cơ hội nào để có thể chạm đến được với ước mơ bạn nhé. 

Điểm thi đánh giá năng lực có hiệu lực trong bao lâu? 

Theo như thông báo được nhận được từ phía nhà trường, điểm thi đánh giá năng lực sẽ được công nhận trong vòng 12 tháng tính từ ngày tham gia thi. 

Bài viết trên đây là những thông tin đầy đủ và chi tiết nhất được chúng tôi tổng hợp để gửi đến quý phụ huynh và thí sinh. Mong rằng những thông tin mà bài viết mang đến có thể giúp giải đáp những thắc mắc của quý vị và cũng giúp quý vị trả lời được câu hỏi “ Thi đánh giá năng lực là gì?”