Trong đời sống hàng ngày, đôi khi ta nghe nhắc đến từ hãm trong một số các trường hợp khác nhau hoàn toàn. Vậy, hãm là gì? Hãm trà là gì? Mặt hãm là gì? Để có thể trả lời được những câu hỏi này, hãy cùng theo dõi bài viết chia sẻ tổng hợp thông tin dưới đây.

Quản lý công việc hiệu quả với 5 kỹ năng vàng cần ghi nhớ

Hãm là gì?

Trước đây khi nhắc đến khái niệm từ hãm, người ta thường sẽ nghĩ đến hành động liên quan đến ẩm thực như “hãm trà” hay sử dụng xe cộ như “hãm phanh”. Ngoài ra, với sự phát triển của xã hội ngày nay, đôi khi người ta quên mất nghĩa gốc của từ hãm ở đây có thể được hiểu như là một động từ.

Từ này miêu tả hành động tức là dùng nước sôi cho vào trong trà nhằm giữ hơi nước để làm trà có thể nở ra và chiết lấy những hoạt chất và chất tạo hương vị trong trà. Từ hãm trong cụm từ “hãm phanh” cũng là một động từ nhưng lại mang theo ý nghĩa là sự giảm bớt, làm cho ngừng sự vận động.

History of sociology | Society at different periods of human history

Tuy nhiên trong thời gian nhiều năm trở lại đây, từ hãm cũng còn được sử dụng với ý nghĩa khác, đặc biệt nó được sử dụng bởi rất nhiều người trẻ và lại thường được sử dụng trên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo… Từ này để chỉ một số đối tượng hay là một số hành động, dùng như một tính từ miêu tả sự vô duyên trong giao tiếp, ứng xử, cách suy nghĩ gây khó chịu cho người xung quanh.

Ý nghĩa của hãm trong cách chế biến trà

Hãm trà là gì?

Từ ngữ Việt Nam là vô cùng phong phú, từ hãm ở đây chúng ta sẽ không đề cập là từ hãm trong hình thái nghĩa khinh thường hay coi thường ai đó mà sẽ nói đến là từ hãm trong hãm trà, đậu, chè đó là một phương pháp nghệ thuật của những người sành điệu uống trà (chè) tại Việt Nam.

Tráng Trà: tại sao chúng ta nên tráng trà trước khi pha?

Hãm trà thực chất chính là hành động “ủ trà”, cùng thao tác đổ nước nóng vào trong ấm pha có chứa một lượng trà vừa đủ dùng. Tiếp đến sẽ là đậy nắp ấm và hãm trà trong từ 10 đến 40 giây. Mỗi loại trà khác nhau thì nhiệt độ nước pha trà cũng khác nhau. Thông thường đối với trà ô long và trà đen người ta sẽ sử dụng nước sôi già hơn so với trà xanh để ủ (hãm) trà. Từ đó mà thời gian để hãm trà cũng khác nhau với từng loại trà.

Cách hãm trà để pha trà sữa hay hãm trà uống truyền thống đều sẽ có sự khác nhau giữa các loại trà. Như với trà trà xanh thì nên hãm trong nước khoảng từ 70-80 độ C, trà ô long là 90 độ C và đối với trà đen là 80-90 độ C.

Thông thường với thời gian hãm trà để pha trà sữa sẽ là khoảng 3-5 phút hoặc lâu hơn tuỳ thuộc vào số lượng trà cũng như tuỳ vào mùi vị của trà sữa mà bạn thích. Ngoài nhiệt độ nước cùng với thời gian hãm trà thì chất lượng trà cũng sẽ là yếu tố quyết định độ ngon của cả loại trà uống truyền thống hay trà sữa. Để có được một ly trà thơm ngon, đậm đà thì cần phải lựa chọn một loại trà ngon, chất lượng tốt.

Hướng dẫn cách pha trà ngon

Đối với mỗi một gia đình Việt Nam mỗi khi gia đình sum họp quây quần lại bên nhau vào những ngày gặp mặt, lễ tết, giỗ chạp đều sẽ có thói quen thưởng trà cùng chia sẻ với nhau những câu chuyện, kinh nghiệm của mình trong cuộc sống. Điều cũng đó trở thành một thói quen xuất hiện từ bao đời nay và trở thành một phong tục mang đậm nét văn hóa Việt.

Một ấm trà ngon sẽ không chỉ làm vừa lòng người thưởng thức mang đến một cảm giác sảng khoái mà còn khiến cho cuộc trò chuyện trở nên thật thân mật và vui vẻ hơn.

Những yếu tố ảnh hưởng chất lượng hãm trà

Nhiệt độ nước 

Tùy thuộc vào một số các loại trà khác nhau mà nhiệt độ nước hãm trà cũng sẽ có sự khác biệt để tạo nên hương vị riêng. Như trà đen và trà ô long già thì sẽ cần nước vừa sôi để phá vỡ các lối kết cấu và phát tán hương vị. Trong khi đó trà xanh cùng với trà ô long thì cần nước nguội hơn để có được hương vị tinh tế.

Xem Thêm:   Bóng Đá Nữ Hàn Quốc: Sức Mạnh Và Khát Vọng Trên Sân Cỏ Quốc Tế

Trà đạo Việt Nam và nghệ thuật pha trà, uống trà độc đáo

Lưu ý về nhiệt độ của nước để hãm trà là nếu nước quá nóng sẽ làm trà bị “cháy” làm cho phần nước trà bị đắng chát và mất đi các hương vị tinh tế. Nhưng nếu như nước quá nguội thì các hợp chất trong trà không thể được hòa tan làm cho hương vị của trà bị giảm đi rất nhiều.

Số lượng trà

Lượng trà nếu như quá nhiều sẽ làm trà quá đắng và giảm độ tinh tế riêng biệt trong hương vị. Nhưng lượng quá ít trà sẽ bị nhạt và không thể nào thưởng thức đúng hương vị. Để phát huy một cách tối đa hương vị từng loại trà sẽ có định lượng khác nhau. Ngoài ra còn có thể thử là 8g trà cho một ấm khoảng 300ml nước. Tuỳ vào khẩu vị của người pha sau đó thì có thể gia giảm lượng cho phù hợp.

Cách uống trà bình dị đơn giản

Thời gian hãm trà

Một lỗi nữa mà hầu hết tất cả mọi người đều mắt phải đó là “ngâm” trà. Ngâm trà ở trong thời gian quá lâu sẽ làm trà bị vị đắng chát và có mùi nẫu. Mỗi loại trà đều sẽ phù hợp với một thời gian hãm nhất định. Như đối với trà đen, trà ô long có thể hãm lâu hơn một chút còn trà xanh thì thời gian hãm nhanh hơn nhiều. Thời gian hãm trà thì sẽ thường được tính bằng giây.

Ý nghĩa của hãm trong miêu tả con người

Hãi tài, mặt hãm nghĩa là gì?

Đôi khi trong đời sống hàng ngày, đặc biệt là trong giao tiếp, bạn sẽ nghe thấy hoặc gặp những câu nói điển hình với từ hàm này ví dụ như “nhìn mặt mày hãm lắm”, “nhìn là chỉ thấy hãm”, “đồ hãm tài”… Từ hãm được sử dụng trong những trường hợp này là ngữ nghĩa được dùng như tính từ để miêu tả những trường hợp gây khó chịu cho người nói ví dụ như sự vô duyên, tính toán xấu xa, ganh ghét, đôi khi còn là sự thiếu may mắn, không được thuận lợi, xui xẻo hay còn ám chỉ sự đáng ghét.

Tướng đàn ông lười biếng, ham chơi, phụ nữ nên tránh xa

Tương tự như vậy, với ngôn ngữ hiện đại bắt kịp xu hướng như hiện nay, đa phần gười ta sẽ dùng từ hãm để chỉ những người hay sự việc mà họ không thích, làm cho họ bực bội, tức giận và thật sự chán ghét không thể chấp nhận nổi.

Hãm tài là một tính từ vừa có thể dùng để miêu tả nét mặt và cả về mặt tính cách của một người nào đó. Nếu sử dụng từ hãm tài, mặt hãm này để miêu tả một ai đó thì chứng tỏ rằng người đó đối với chủ thể quan sát là một người có gương mặt đáng ghét, hèn hạ và bất chính. Còn nếu là nhận xét về mặt tính cách thì hãm tài là miêu tả cho sự tham lam thèm muốn tiền bạc, địa vị và những thứ có lợi cho mình, hơn nữa người này còn tị nạnh ganh ghét với những người khác, thậm chí đôi khi còn xấu tính và hãm hại sau lưng người đó.

Nếu bỗng nhiên một ngày nào đó lại có người nào đó nói rằng bạn rất “hãm” thì bạn hãy cố gắng cẩn thận và suy xét lại bản thân mình xem rằng có làm ai đó phật ý hay khó chịu gì không. Đôi khi bản chất của con người đó không hề xấu xa hay đáng ghét những trong khi giao tiếp không chú ý, vô tâm nên đụng chạm phải những điểm mà người đối diện cảm thấy không thể chấp nhận được.

Người hay nói xấu sau lưng thật sự muốn nói gì? | Vietcetera

Top 10 bí quyết để không trở nên hãm trong mắt người khác

Giao tiếp giỏi cũng chính là một nghệ thuật, người giao tiếp giỏi chắc hẳn là một nghệ sĩ. Chỉ cần mắc một lỗi lầm nhỏ bởi vì bạn không quá chú tâm vào cuộc nói chuyện thì lại có nguy cơ sẽ bị đánh giá ngay là hãm, là vô duyên. Tất nhiên, chắc chắn sẽ chẳng cần phải trở thành một bậc thầy giao tiếp để có thể dễ dàng làm hài lòng tất cả mọi người nhưng ít nhất với 10 bí quyết này, bạn đảm bảo sẽ thoải mái hơn hẳn khi gặp gỡ người khác, thoải mái trò chuyện khéo léo mà không sợ bị người khác ghét và lắc đầu.

Xem Thêm:   Luật chơi nhảy bao bố - Tìm hiểu các quy tắc và cách đánh giá điểm

Đừng làm nhiều việc cùng một lúc

Khi đang ở trong cuộc nói chuyện với người khác, điều cần làm chín là không nên “dán mặt” vào điện thoại hay miệng nói nhưng tâm trí lại đang để nơi khác. Nếu như bị rơi vào tình huống như vậy, chắc hẳn bạn sẽ ngay lập tức bị đánh giá là hãm, là không tôn trọng, gây khó chịu cho người đối diện. Bí quyết chính là hãy gạt bỏ tất cả những suy nghĩ nào đó đang vẩn vơ xung quanh, dừng lại tất cả mọi hoạt động để tập trung 100% vào cuộc trò chuyện.

ESL Beginner Dialogue—What's in Your Office?

Đừng bận tâm nhiều về việc mà mình vừa tranh cãi với sếp. Đừng suy nghĩ xem rằng tối nay ăn gì. Bởi vì người bạn đang trực tiếp nói chuyện có thể là người bạn thân của bạn đi du học 3, 4 năm mới có cơ hội về nước, hoặc đó cũng có thể là một người đang rất mong muốn, khẩn thiết xin lời khuyên của bạn.

Đừng luôn cho mình đúng

Thật tồi tệ nếu như một ai đó luôn cho rằng những suy nghĩ, những ý kiến riêng của họ luôn luôn đúng. Bởi vì nếu không bao giờ chịu nhận sai và sửa sai thì họ sẽ chẳng khi nào có thể có cơ hội được lắng nghe những điều tuyệt vời nhất ở trên thế giới này.

15 Reasons Why Dialogue Can Help Your Company Become More Collaborative, Innovative--and Successful | Inc.com

Bill Nye từng nói: “Mỗi người mà bạn gặp đều đang biết thứ gì đó”, tức là mỗi người xung quanh ta đều là chuyên gia trong bất kỳ một lĩnh vực nào đó. Dẫu sao, cho dù có là người giỏi đến đâu, bạn cũng sẽ chỉ là một hạt cát nhỏ trong đại dương xã hội rộng lớn này mà thôi.

Sử dụng những câu hỏi mở

Nếu như bạn là một người luôn lúng túng trong mọi cuộc nói chuyện, hãy cố gắng bắt đầu với những câu hỏi như sau: Ai? Điều gì? Khi nào? Ở đâu? Tại sao? Như thế nào? Nếu như bạn đã đặt một câu hỏi đơn giản, bạn sẽ nhận được về mình một câu trả lời đơn giản.

Nếu như có người hỏi: “Bạn có sợ không?”, bạn sẽ có phản ứng với chữ mạnh nhất nằm trong câu, chắc chắn là chữ “sợ” và thường là sẽ trả lời “Tôi có” hoặc “Tôi không”. Bạn cũng sẽ không cần phải lo lắng tới việc mình nên hỏi như thế nào cũng như người đối diện sẽ trả lời ra sao mà sẽ không làm ảnh hưởng tới cuộc nói chuyện.

How to Control the Conversation

Hãy để họ có cơ hội được mô tả vì họ chính là người hiểu câu chuyện nhất. Hãy thử cách hỏi họ: “Chuyện đó như thế nào?”, “Việc đó là việc cảm giác như thế nào?”. Khi họ có thể ngừng lại để tiếp tục suy nghĩ về chuyện đó, bạn sẽ nhận được cho mình câu trả lời thú vị hơn nhiều.

Thuận theo tự nhiên

Một khi những suy nghĩ hỗn loạn sáng tạo “ùa” đến tâm trí bạn, hãy để miệng mình được mở ra và trình bày những suy nghĩ ấy của mình thành lời. Chúng ta thường sẽ nghe các cuộc phỏng vấn khi mà khách mời đang nói trong vài phút rồi sau đó tới lượt người dẫn chương trình đặt câu hỏi thường có vẻ chẳng ăn nhập gì hoặc có vẻ đã chuẩn bị trước, có lẽ là người dẫn cũng đã ngừng nghe cách đó 2 phút bởi vì anh ta đang nghĩ đến một câu hỏi vô cùng thông minh và do đó anh ta nhất quyết phải hỏi. Chúng ta cũng hoàn toàn có thể làm y chang như thế trong khi đang ngồi nói chuyện với ai đó để tăng thêm tính thân mật, chân thành và tránh xa những câu hỏi mang tính hãm.

15 Conversation Starters | Pure Bookkeeping

Không biết thì hãy nói thật 

Đây cũng chính là một lời khuyên rất chân thật. Thay vì cố gắng ba hoa về những điều mình không biết, hãy chọn cách nói thẳng ra là: “Tôi không biết” hoặc “Tôi vẫn chưa tìm hiểu về vấn đề đó” bởi vì bạn chẳng biết hậu quả to lớn tiếp nối của việc mình “chém gió” đâu. Người đối diện hoàn toàn có thể nhìn thấy sự ấp úng đến từ bạn, rồi sau đó là cái nhìn về một người “kiến thức rỗng” nhưng lại thích “ba hoa chích chòe” thật hãm, ảnh hưởng rất nhiều đến hình ảnh cũng như uy tín danh dự của bạn.

Đừng đánh đồng những trải nghiệm của mình với người khác

Nếu như người đó đang nói về việc mất người thân của họ, xin đừng chọn cách nói về lúc người thân của bạn qua đời.

Xem Thêm:   Kazu Miura: Câu chuyện của cầu thủ lão tướng lớn tuổi nhất trong lịch sử bóng đá

Nếu như người đó đang kể về trục trặc trong công ty, đừng kể với họ rằng bạn đang ghét công việc của mình như nào.

Never Mind: How to Handle Communication in Groups | Hearing Like Me

Những chuyện đó chắc chắn không bao giờ giống nhau. Tất cả nhưng trải nghiệm của mỗi người đều riêng biệt. Quan trọng nhất chính là mọi câu chuyện không chỉ dẫn đến trải nghiệm của bạn, không cần tận dụng giây phút nào đó để luôn luôn chứng tỏ minh tuyệt vời như thế nào hay bạn cũng đang phải chịu đựng như nào. Điều này không những gây khó chịu cho người nghe mà còn với những người xung quanh, và có thể sẽ được miêu tả như một hành động rất hãm.

Có lần ai đó đã hỏi thiên tài Stephen Hawking về chỉ số IQ của mình, ông đã trả lời: “Tôi không biết. Ai mà khoác lác về chỉ số IQ chỉ là những người thất bại”. Trò chuyện không phải là phương thức để quảng bá điều gì cả.

Không lặp lại điều đã nói

Làm vậy là việc trông rất hãm, trịch thượng và rất tẻ nhạt, đặc biệt khi đang nói chuyện ở nơi làm việc hoặc nói chuyện với bọn trẻ, chúng ta lại cứ nhai đi nhai lại một điệp khúc. Đừng nên làm thế nữa, đến bạn còn thật sự chẳng muốn nghe người khác cứ mải “lải nhải” nguyên một câu chuyện vào buổi sáng thì chắc hẳn rằng người khác cũng không muốn như thế rồi.

Get Talking: Try These Icebreakers for Any Group

Loại bỏ cỏ dại

Nói thật ra, người ta hoàn toàn không quan tâm đến số năm, tên gọi, ngày tháng, những thông tin nhiễu kiểu như vậy mà bạn đang cố “vắt óc” ra để có thể nhớ. Điều họ quan tâm chủ yếu là tính cách bạn ra sao, bạn có điểm chung thú vị gì với họ. Vì vậy, hãy cố quên các chi tiết dài dòng và hãm này đi, loại chúng khỏi cuộc trò chuyện của mình càng sớm càng tốt.

Lắng nghe chân thành

Hãy lắng nghe. Trên thế giới, không biết có bao nhiêu nhà triết học, nhà diễn giả nổi tiếng mà không thể liệt kê hết được đã nói rằng lắng nghe có lẽ chính là kĩ năng quan trọng nhất. Đức Phật đã truyền rằng: “Nếu bạn mở miệng nói, bạn sẽ không học thêm được gì”. Coolidge cũng đã từng nói: “Chưa từng ai mất việc bởi vì lắng nghe quá nhiều”.

Vậy tại sao mỗi người chúng ta không chịu lắng nghe nhau? Lý do thứ nhất, chúng ta luôn luôn thích nói hơn. Chẳng phải bạn vẫn luôn giữ suy nghĩ rằng “Khi tôi nói, tôi sẽ có thể nắm toàn bộ thông tin, tôi không phải nghe những điều mà bản thân tôi không quan tâm. Tôi sẽ là trung tâm sự chú ý”. Chắc chắn điều nay là một hành động thật sự hãm.

How to Have Difficult Conversations at Work | Developing Managers

Lý do khác nữa là chúng ta bị phân tâm. Một người trung bình sẽ nói khoảng 225 từ/phút nhưng chúng ta cũng có thể nghe 500 từ/phút, nên tâm trí ta sẽ bị 275 chữ còn lại lấp đầy. Cần thêm rất nhiều nỗ lực và năng lượng mới thực sự dành một chú ý cho một ai đó nhưng nếu bạn lại không làm được điều đó thì tức là bạn đang không thật sự trò chuyện. Cuộc trò chuyện ấy suy cho cùng cũng sẽ chỉ là hai người đang bật ra câu chữ không liên quan đến nhau ở cùng một nơi.

Stephen Covey từng phát biết một câu rất hay: “Nếu chúng ta không chịu lắng nghe với ý định thấu hiểu, chúng ta hãy cố lắng nghe để trả lời”.

Đừng dài dòng, hãy ngắn gọn 

Một cuộc trò chuyện thú vị sẽ giống một chiếc váy ngắn, phải thật đủ ngắn để gây thích thú nhưng phải đủ dài để bao trùm hết được chủ đề. Nếu quá ngắn ngủn hay quá dài dòng thì người kể chuyện đều dễ trở nên hãm. Cả thế giới chỉ cần thu bé lại bằng một nguyên tắc cơ bản. Hãy cố gắng quan tâm đến người khác khi họ đang nói chuyện với chính mình. Đừng để họ trở nên cô đơn trong chính câu chuyện của chính họ.

Miami County Commissioners Institute No Kickbacks Policy until 2021 Amid COVID-19 Concerns - Miami County Bugle Caller

Mong rằng những chia sẻ tổng hợp trên đây đã giúp bạn đọc có thể biết được hãm là gì, hãm trà là gì và mặt hãm là gì. Hy vọng những thông tin này sẽ thật sự hữu ích và có thể áp dụng hiệu quả trong cuộc sống, trong giao tiếp của bạn đọc.