Cột Cờ Lũng Cú là nơi được xem là điểm bắt đầu bản đồ Việt Nam và là niềm tự hào của người Việt.
Vậy cụ thể cột cờ Lũng Cú là gì? Du lịch cột cờ Lũng Cú Hà Giang tại đây như thế nào và cần chú ý gì? Hãy cùng bài viết sau đây tìm hiểu ngay về Lũng Cú cùng những sự kỳ thú nơi đây nhé!
Cột Cờ Lũng Cú Nằm Ở Đâu?
Có lẽ rằng không một du khách nào khi đến Hà Giang mà không tới thăm cột cờ Lũng Cú. Từ cột cờ này đến cực Bắc của Tổ Quốc chỉ còn khoảng 2km tuy nhiên trong tiềm thức của mỗi người Việt từ trước đến nay thì nơi đâyvẫn là một biểu tượng thiêng liêng của Tổ Quốc thân yêu.
Cột cờ Lũng Cú có độ cao 1470m so với mực nước biển, đây là khu vực thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Từ thành phố Hà Giang thù du khách tour Hà Giang sẽ cần phải trải qua chặng đường gần 200km qua đường núi hiểm trở mới đến được nơi đây.
Nơi đây là một trong số những cột cờ quốc gia toạ lạc trên đỉnh Lũng Cú hay còn được gọi là núi Rồng. Tên của dãy núi cũng gắn liền với nhiều truyền thuyết mà nhiều người dân ngày nay kể lại. Lũng Cú theo tiếng H’mông mang nghĩa là Long Cư, tức là đất thiêng nơi rồng cư ngụ.
Một Số Điểm Đặc Biệt Của Cột Cờ Lũng Cú
Khi tham gia tour du lịch Hà Giang bạn sẽ được hướng dẫn viên cho trải nghiệm với độ cao gần 1500m lên cột cờ Lũng Cú. Tuy nhiên có lẽ bạn không biết rằng cột cờ này đã từng trải qua rất nhiều lần phục dựng để có thể đạt được độ cao như bây giờ. Cột cờ này được xây dựng lần đầu vào thời Lý, được làm từ cây sa mộc với độ cao 10 mét. Tuy nhiên tới năm 1887 khi thực dân Pháp vẫn đang xâm chiếm nước ta, cột cờ này đã được trùng tu lại và thay đổi độ cao, kích thước rất nhiều lần.
Một sự kiện đặc biệt mà chắc chắn bạn sẽ được hướng dẫn viên tour Hà Giang nhắc đến trong tour di lịch đó chính là sự kiện vào ngày 12/ 8/1987, lá cờ đỏ sao vàng tượng trưng cho 54 dân tộc của Tổ Quốc Việt nam đã chính thức được tung bay trên đỉnh Lũng Cú. Đứng dưới chân cột cờ ngày nay, chắc chắn rằng ai ai cũng có thể cảm nhận được những cảm xúc tự hào về mảnh đất Việt Nam tươi đẹp.
Vào những năm sau đó như là 1992, 200, 2002 cột cờ Lũng Cú tiếp tục được trùng tu. Cột cờ hiện nay đã chính thức khánh thành vào ngày 25 tháng 9 năm 2010. Hiện nay nếu tham gia tour Hà Giang bạn sẽ thấy được ột cờ có chiều cao là 33,15m và trong đó phần chân cột có chiều cao 20,25m với đường kính chân cột là 3,8m.
Bên cạnh đó cột cờ còn được xây dựng dựa theo mô hình của cột cờ Hà Nội. Tại phần chân cột bạn có thể thấy được 8 mặt phù điêu đá xanh, chúng mô phỏng những hình ảnh minh họa về quá trình lịch sử của dân tộc. Xen kẽ với đó là những nét văn hóa đặc trưng của cộng đồng dân tộc người Hà Giang. Và bên trên các tấm phù điêu là 8 mặt trống đồng, chúng là biểu tượng đặc trưng của văn hóa Việt Nam.
Đường đi lên Cột cờ quốc gia Lũng Cú được xây dựng với tổng 839 bậc thang, được chia làm 3 chặng. Giữa các chặng có các khu vực nhà chờ để giúp cho khách du lịch Hà Giang dừng chân nghỉ ngơi ngắm cảnh. Sau khi di chuyển hết chặng đường đó bạn sẽ được trải nghiệm những điều cực kỳ đặc biệt. Từ phía dưới nhìn lên, cột cờ Lũng Cú nằm sừng sững trên đỉnh núi cao, với lá cờ sao vàng tung bay trong gió. Chắc chắn lúc này những bậc thang đá kia sẽ không còn gây một chút khó khăn nào cho bạn.
Trên con đường chinh phục mọi bậc đá bạn còn có thể ngắm nhìn những tuyệt tác đến từ thiên nhiên, nơi tạo nên trên cao nguyên đá Đồng Văn, hoặc bạn có thể ngắm nhìn vẻ đẹp đơn sơ, bình dị của bản làng từ phía xa. Mỗi bước đi trên bậc thang dẫn lên cột cờ, du khách du lịch Hà Giang sẽ được trải nghiệm những cảm xúc khác nhau. Bước chân lên càng cao, Hà Giang sẽ xuất hiện ngày càng huyền ảo
Và khi bạn đã đặt chân lên đỉnh núi, đứng dưới chân cột cờ bạn sẽ không còn cảm thấy mệt mỏi một chút nào, thay vào đó bạn sẽ mang trong mình những cảm xúc khác biệt. Nhìn từ trên cao bạn sẽ thấy được hai ao nước không bao giờ cạn nằm ở hai bên núi. Những ao nước này được mọi người gọi là mắt rồng và đây là nguồn nước chính cung cấp nước sạch cho dân hai bản Lô Lô và bản người Mông sử dụng. Ngoài ra bạn sẽ thấy một Hà Giang đẹp như tranh vẽ ngay bên dưới chân mình.
Và khi bạn đã lên đến đây thì hãy trèo lên đỉnh cột cờ. Cầu thang xoắn ốc gồm 140 bậc có lối đi hẹp với ánh sáng vừa đủ và sẽ dẫn bạn lên cao nơi đó có mây, có gió, rồi bạn sẽ thấy thư thái biết chừng nào. Cảm giác được đứng trên điểm cao nhất của cực Bắc, tự tay chạm vào lá cờ thiêng liêng của tổ quốc quả là tuyệt vời.
Nếu như bạn đến đây vào tháng 9 đến tháng 12 thì bạn còn có cơ hội được ngắm nhìn những màu sắc mà có lẽ không nơi nào có. Từ trên đỉnh cột cờ bạn sẽ thấy được những thửa ruộng bậc thang mang màu vàng rực của lúa chín, màu hồng phớt của Hoa tam giác mạch. Thiên nhiên tươi đẹp tô điểm với vô vàn màu sắc sẽ khiến cho chuyến trải nghiệm của bạn thêm thú vị hơn.
Gợi Ý Lịch Trình Tham Quan Cột Cờ Lũng Cú
Ít có ai khi đến với Hà Giang chỉ để đi thăm cột cờ Lũng Cú. Thông thường thì mọi người sẽ du lịch Hà Giang 1 ngày kết hợp cùng với những điểm đến nổi tiếng khác ngay trên đường đi. Sau đây bài viết sẽ gợi ý cho bạn một lịch trình đi cột cờ Lũng Cú thuận lợi và có lẽ sẽ khá thú vị, bạn sẽ có cơ hội cảm nhận hết tất thảy các vẻ đẹp của một cao nguyên đá huyền thoại.
Hà Giang – Quản Bạ
Từ thành phố Hà Giang – đi theo quốc lộ 4C đến với thị trấn Tam Sơn, Quản Bạ bạn sẽ check in địa điểm đầu tiên là núi đôi cô Tiên (hay còn được gọi là núi đôi Quản Bạ). Đoạn này chạy xe sẽ mất khoảng 50km.
Quản Bạ – Yên Minh
Từ Quản Bạ, bạn sẽ đi tới thị trấn Yên Minh và băng qua rừng thông nổi tiếng. Nếu mệt thì mọi người có thể dừng chân tại đây để nghỉ ngơi một chút để lấy sức. Nếu như bạn yêu thích các làng nghề thổ cẩm của người dân tộc thì bạn có thể ghé vào theo hướng của biển chỉ dẫn sẽ tới với làng thổ cẩm có tên Lùng Tám. Đoạn đường này sẽ mất thêm tầm 50km nữa. Và rồi bạn sẽ dừng chân tại thị trấn Yên Minh để ăn trưa là vừa lúc.
Yên Minh – Đồng Văn
Sau khi đã ăn trưa xong, bạn sẽ bắt đầu chuyến hành trình để đến với cao nguyên đá Đồng Văn. Tại đây địa hình chủ yếu là các dốc, núi đá khá cao do vậy bạn cần chú ý khi lái xe. Nếu như không vững thì sẽ rất dễ xảy ra tai nạn, và đó cũng là lý do khi thuê xe bạn nên chọn xe số thay vì xe ga để dễ xử lý hơn. Đoạn đường này chỉ mất tầm 40km nhưng do địa hình khá là trắc trở do vậy bạn có lẽ sẽ cảm thấy khá xa.
Đồng Văn – Lũng Cú
Thêm một kinh nghiệm nho nhỏ khác đó là sau khi bạn đã qua khỏi Yên Minh, sẽ có 2 ngã rẽ lớn, nếu như bạn rẽ phải thì sẽ đi huyện Mèo Vạc và sau đó quay trở lại Đồng Văn. Nếu như rẽ trái thì bạn sẽ đi thẳng lên Đồng Văn và đây cũng là một đoạn đường mà nhiều phượt thủ lựa chọn để di chuyển vì nó sẽ thuận tiện để đi tới làng Sủng Là cùng với biệt thự họ Vương.
Nếu bạn và đoàn du lịch của bạn đã đến Đồng Văn rồi thì đường lên Lũng Cú sẽ rất dễ. Đây cũng là lúc mà bạn cần chuẩn bị tinh thần để có thể leo lên đỉnh Lũng Cú. Có nhiều bạn cũng thắc mắc rằng liệu đây có phải là điểm cực Bắc hay không, câu trả lời là đúng. Từ đây nếu tính đến điểm cực Bắc thì thực sự phải băng qua những ngọn đèo hiểm trở với khoảng cách khoảng 3km, nên từ lâu người ta đã mặc định rằng cột cờ Lũng Cú Hà Giang chính là điểm cực Bắc của Việt Nam.
Một lưu ý khi leo dốc là bạn nên sắm sửa cho mình một đôi giày leo núi thật chắc chắn để có thể đảm bảo rằng chân của bạn không bị đau. Mỗi lần chinh phục được một bậc thang đều sẽ mang đến cho bạn những cảm xúc khác biệt, càng lên cao càng thì sẽ mở ra không gian đồi núi xanh rì, xen kẽ với đó là những thửa ruộng bậc thang bao quanh những nếp nhà nhỏ. Tất cả những điều đó tạo nên một viễn cảnh dễ mê hoặc lòng người.
Check in tại đỉnh cột cờ Lũng Cú Hà Giang thật là một điều cực kỳ tuyệt vời, khi đây chính là cực Bắc, 1 trong 4 điểm cực của Việt Nam. Đến đây, bạn sẽ có có cơ hội chạm tay vào cột cờ, ở trên là lá cờ với diện tích 54m2 , nơi tượng trưng cho 54 dân tộc anh em trên khắp cả nước.
Thời Điểm Tham Quan Và Đặc Sản Nổi Tiếng
Thời điểm tham quan cột cờ Lũng Cú
Bất kể vào thời gian nào trong năm bạn cũng đều có thể đến du lịch cột cờ Lũng Cú miễn sao nó phù hợp với lịch trình của mình. Tuy nhiên để có thể cảm nhận được sức sống căng tràn đầy của Hà Giang thì mọi người nên đi vào các mùa hoa, nếu bạn yêu thích màu trắng của hoa mận, hãy đến vào tháng 1-3, đến mùa nước đổ vào thời điểm tháng 5, tháng 6 còn tháng 8 lại là thời điểm mùa hè nắng nóng rất tuyệt để đi phượt nhưng lại khá là nóng bức.
Vào thời điểm tháng 9 sẽ là lúc mà bạn sẽ được nhìn ngắm mùa vàng của lúa chín từ đỉnh cột cờ Lũng Cú. Đặc biệt, nhiều du khách sẽ thường hay chọn đi vào tháng 10-12 vì đây là thời điểm mà mùa mà vạn vật ở Hà Giang đang bắt đầu sinh sôi nảy nở và cũng là lúc mà loài hoa tam giác mạch nở vàng cả một vùng đồi.
Thưởng thức đặc sản gì ở Lũng Cú – Hà Giang?
Hà Giang là một tỉnh sinh sống của rất nhiều các dân tộc thiểu số do đó bạn sẽ cảm thấy may mắn khi được thưởng thức những món ăn đặc sản tại đây cũng như có cơ hội được tìm hiểu nhiều hơn về cuộc sống, phong tục tập quán và trên hết là công đoạn chế tạo ra được những món ăn “sơn cước” này.
Có rất nhiều điều để có thể nói về nét ẩm thực của Hà Giang, đặc biệt là với món bánh cuốn trứng ở đây thì không thể không nhắc đến và được xem là hồn của ẩm thực Hà Giang.
Vẫn là công thức làm bánh cuốn trứng đơn giản của miền xuôi nhưng tại đây món bánh này lại đặc biệt hơn cả. Nếu như có cơ hội đến Hà Giang thì bạn đừng quên thưởng thức món ăn này nhé.
Bên cạnh món bánh cuốn trứng, xôi ngũ sắc là những món dễ ăn thì đặc sản tại Hà Giang còn có món thắng cố Đồng Văn được biết đến là một trong những món ăn khó ăn nhất ở vùng này. Giống như món bún mắm ở miền Trung hay là gói cá Nam Ô, khi lần đầu thưởng thức thì có lẽ bạn sẽ dễ cảm thấy có vị lạ và khó ăn tuy nhiên nếu ăn thêm nhiều lần thì chắc chắn sẽ phải ghiền.
Bài viết trên đây đã giới thiệu đến bạn cột cờ Lũng Cú là gì và những kinh nghiệm tham quan cột cờ Lũng Cú. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ hữu ích cho cẩm nang du lịch Hà Giang của bạn.